Mỗi năm Việt Nam cần khoảng 33 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhưng nguồn nguyên liệu trong nước chỉ cung cấp được khoảng 13 triệu tấn, chiếm 40%, còn lại phần lớn là phải nhập khẩu. Do đó, khi giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới như ngô, lúa mì, khô đậu tương tăng mạnh trong thời gian qua thì ngay lập tức giá thành thức ăn chăn nuôi trong nước buộc phải tăng lên.
Trong 2 năm qua, nhiều loại sản phẩm thức ăn có tới 10 lần tăng giá. Ngay trong chiều 19/4, tại một diễn đàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đã xác định cần đẩy mạnh chủ động từng phần nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước để tạo tiền đề cho các hoạt động chăn nuôi hồi phục sau một thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bênh COVID-19.
Có mặt tại diễn đàn gồm các nhà quản lý, các nhà khoa học trong ngành chăn nuôi và trồng trọt, nhiều giải pháp đã được bàn đến để có thể từng bước chủ động nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước, thay vì xuất khẩu. Có tới 90% ngôn cho thức ăn chăn nuôi là phải nhập khẩu, có ý kiến cho rằng cần tăng thêm diện tích ngô trong nước, trên những diện tích lúa kém hiệu quả tại vùng đồng bằng sông Hồng hay đã có nghiên cứu dùng thóc thay cho ngô làm thức ăn cho lợn và gà cũng khá hiệu quả.
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 4,5 triệu tấn cám gạo, 43 triệu tấn rơm, và hàng triệu tấn phế phụ phẩm khác từ hoạt động sản xuất nông nghiệp mà chưa được tận dụng làm chế biến thức ăn chăn nuôi. Thời gian tới cần đẩy mạnh nghiên cứu các công thức phối trộn phù hợp, hình thành thị trường phế phụ phẩm, hướng đến mô hình kinh tế tuần hoàn.
Ngoài ra trong thời gian tới, ngành chăn nuôi cũng sẽ từng bước điều chỉnh lại cơ cấu vật nuôi theo hướng tăng chăn nuôi gia súc ăn cỏ, giảm chăn nuôi lợn, gia cầm, cũng là giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.89563623291402202-ioun-nahc-na-cuht-ueil-neyugn-nougn-nahp-gnut-gnod-uhc/et-hnik/nv.vtv