vĐồng tin tức tài chính 365

Lợi nhuận làm nhà xã hội thấp hơn lãi suất ngân hàng, doanh nghiệp ‘ngại’ xây, người mua dài cổ đợi

2022-04-20 13:09

Thiếu quỹ đất, vướng mắc trong thủ tục, thiếu nguồn vốn ưu đãi… là một trong số những nguyên nhân khiến các dự án nhà ở xã hội chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia xây dựng. Trong khi đó, đây lại là các dự án an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nhà ở cho nhiều đối tượng thu nhập thấp.

Ông Luyện Văn Phương, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Hà Nội cho biết, mặc dù đã có quy định là 20% quỹ đất tại các dự án nhà ở thương mại được dành để phát triển nhà ở xã hội; riêng tại Hà Nội, tỷ lệ này là 25%, song hầu như không đạt được yêu cầu.

Lợi nhuận làm nhà xã hội thấp hơn lãi suất ngân hàng, doanh nghiệp ‘ngại’ xây, người mua dài cổ đợi - Ảnh 1.
...
Cùng với đó, với chủ đầu tư khi thực hiện dự án cũng gặp phải những vướng mắc khiến họ “ngại” tham gia xây dựng nhà ở xã hội.

Ông Lễ Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Lê Thành, một chủ đầu tư đã xây dựng nhiều dự án nhà ở xã hội cho biết, một dự án nhà ở xã hội kể từ khi bắt đầu thủ tục xin dự án đến khi kết thúc mất khoảng 5 năm, mà lợi nhuận chỉ có 10%, tính ra mỗi năm chỉ có 2%, thấp hơn cả lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng là một trong những lý do ít doanh nghiệp tham gia xây dựng.

“Khi làm dự án nhà ở xã hội, điều đầu tiên chúng tôi quan tâm nhất đó là pháp lý, làm sao pháp lý nhanh nhất, có thuận lợi nhất để đẩy nhanh được tiến độ dự án, sớm đưa ra thị trường. Cùng với đó, chúng tôi quan tâm đến các ưu đãi của của nhà nước để giảm giá thành. Chúng tôi cũng quan tâm đến người mua nhà khi mua nhà ở xã hội thủ tục có gặp khó khăn không?

Thủ tục xin dự án nhà ở xã hội bị vướng những quy định còn ‘vênh’ nhau giữa Luật Đầu tư và Luật Nhà ở. Hay về thuế, Nghị định 100 của Chính phủ quy định với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê như chúng tôi được giảm 70% thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Luật thuế lại không có…”, ông Nghĩa nêu thực tế.

Để ‘gỡ’ những ‘nút thắt’ phát triển nhà ở xã hội, ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho hay, cần phải tháo gỡ hai vấn đề chính.

Trước hết, phải sửa đổi và đồng bộ hệ thống pháp luật, từ luật nhà ở, luật thuế, luật kinh doanh. Đơn cử như hiện tại, Luật Nhà ở cho phép nhà ở khai thác cho thuê có thuế thấp hơn so với nhà ở kinh doanh, thế nhưng, trong Luật thuế lại không đề cập đến nội dung này, dẫn đến bất cập trong việc áp dụng chính sách thuế cho các dự án nhà ở xã hội.

Cùng với đó trong quá trình triển khai các quy định của pháp luật, cần có sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền địa phương. Cụ thể, xác định các khu đất có ưu đãi hệ số sử dụng đất 1,5 lần; hay xác định đúng đối tượng đủ điều kiện hưởng chính sách nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Đẩy mạnh quy trình làm việc với chính quyền địa phương, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện hai gói hỗ trợ theo Nghị quyết 11, nghiêm túc dành ra 20% quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại….

Liên quan đến giá nhà ở xã hội, trả lời câu hỏi của PV Infonet về việc có quy định nào về giá trị hợp đồng khi người mua nhà sẽ được vay vốn ở gói tín dụng ưu đãi 15.000 tỷ đồng như gói 30.000 tỷ đồng trước đây hay không, ông Hà Quang Hưng cho biết: Gói 30.000 tỷ đồng trước đây, ngoài nhà ở xã hội còn có nhà thương mại giá rẻ, đối với dự án nhà ở căn hộ có diện tích dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng, tổng giá trị hợp đồng dưới 1,05 tỷ đồng sẽ được tiếp cận gói vay.

Thế nhưng, gói tín dụng mới 15.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 11 thì chỉ cho khách hàng cá nhân vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội và sửa căn nhà hiện đang có, nên không đặt vấn đề tổng giá trị hợp đồng là bao nhiêu; miễn họ là đối tượng và có hợp đồng vay để mua nhà ở xã hội.

Còn về vấn đề giá nhà ở xã hội, ông Hưng cho biết, theo quy định của Luật Nhà ở, giá nhà ở xã hội sẽ bao gồm toàn bộ giá thành để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận 10%. Theo đó, nếu giá thành nguyên nhiên vật liệu, nhân công, xây dựng tăng thì đưa vào giá thành, lúc đó giá thành sẽ cao lên, còn chủ đầu tư vẫn chỉ được lợi nhuận 10%.

Theo Bộ Xây dựng, trên cả nước hiện đang triển khai 339 dự án nhà ở xã hội với quy mô khoảng 371.500 căn hộ (khoảng 18,6 triệu m2 sàn). Tính từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã khởi công 7 dự án với tổng số khoảng 23.965 căn, trong đó, nhà ở xã hội 5 dự án quy mô 20.765 căn. Ngày 21/4/2022 tới đây, Hà Nam sẽ khởi công 1 dự án với quy mô 564 căn. Trong quý 3 và 4/2022, dự kiến Hà Nội sẽ khởi công Hà Nội 2 dự án nhà ở xã hội với khoảng 1.860 căn hộ.

Theo Minh Thư

Infonet

Xem thêm: nhc.82013601102402202-iod-oc-iad-aum-iougn-yax-iagn-peihgn-hnaod-gnah-nagn-taus-ial-noh-paht-ioh-ax-ahn-mal-nauhn-iol/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lợi nhuận làm nhà xã hội thấp hơn lãi suất ngân hàng, doanh nghiệp ‘ngại’ xây, người mua dài cổ đợi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools