vĐồng tin tức tài chính 365

Tiếp tục bê tông hóa, xây nhà cao tầng sẽ mất giá trị dòng sông Sài Gòn

2022-04-22 17:08
Tiếp tục bê tông hóa, xây nhà cao tầng sẽ mất giá trị dòng sông Sài Gòn - Ảnh 1.

Khách mời tham dự phiên thảo luận về quy hoạch để phát huy tiềm năng và lợi thế sông Sài Gòn sáng 22-4 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sáng 22-4, báo Tuổi Trẻ và Sở Quy hoạch - kiến trúc TP.HCM tổ chức hội thảo "Quy hoạch để phát huy tiềm năng và lợi thế sông Sài Gòn" diễn ra tại khách sạn Majestic, quận 1, TP.HCM.

Sông Sài Gòn hoàn toàn mang lại nguồn tiền lớn cho TP.HCM

Tiếp tục bê tông hóa, xây nhà cao tầng sẽ mất giá trị dòng sông Sài Gòn - Ảnh 2.

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thảo luận về vấn đề về quy hoạch để phát huy tiềm năng và lợi thế sông Sài Gòn, PGS.TS Nguyễn Minh Hòa - phó chủ tịch Hội Quy hoạch TP.HCM - cảnh báo về nguy cơ, thậm chí là tai họa với tương lai nếu không ứng xử đúng đắn với dòng sông Sài Gòn hiện nay.

Theo ông Hòa, sông Sài Gòn uốn lượn, tạo ra những bán đảo đẹp như Thanh Đa hay Thủ Thiêm. Nếu không cẩn thận, con người sẽ bào mòn, khiến chúng mất đi.

Ông Hòa cho rằng muốn phát triển và giữ được bản sắc thiên nhiên, di sản sông Sài Gòn, phải quan tâm đến việc liên kết vùng. Bởi sông Sài Gòn không chỉ riêng TP.HCM, nó chảy qua nhiều địa phương khác. Dù vậy, đến nay chưa có hội đồng điều phối hay quản lý sông nên nó bị tổn thương.

Thượng nguồn sông Sài Gòn có 47 nhà máy, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp và có thời gian, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng cấp thoát nước (WASECO) tăng nhiều tiền để xử lý nước sông Sài Gòn. Hay riêng trên đoạn 80km chảy trong địa phận TP.HCM có đến 56 điểm lấn chiếm ra sông Sài Gòn, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển đồng bộ toàn tuyến sông.

Ông Hòa khẳng định: "Sông Sài Gòn hoàn toàn có thể trở thành dòng sông kinh tế, mang lại tiền cho TP.HCM". Ông dẫn chứng sông Chao Phraya (Bangkok, Thái Lan) có 33km chảy qua Bangkok và ở đây họ cho xây dựng 34 bến. Mỗi bến này là mỗi điểm dịch vụ, vui chơi giải trí, công viên.

Ngoài ra, dọc chiều dài sông còn được bố trí 6 bảo tàng mỹ thuật, lịch sử. Từ đó, sông Chao Phraya mang lại khoản tiền rất lớn cho Bangkok và trở thành dòng sông di sản, kinh tế, văn hóa.

"Dòng sông Sài Gòn nếu làm được như thế sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Và chúng ta đúng là xoay trục để sông Sài Gòn trở thành mặt tiền của TP.HCM", ông Hòa khẳng định.

Hạn chế xây nhà cao tầng ở bờ sông 

Tiếp tục bê tông hóa, xây nhà cao tầng sẽ mất giá trị dòng sông Sài Gòn - Ảnh 3.

Kiến trúc sư Hồ Viết Vinh

Kiến trúc sư Hồ Viết Vinh nhận định: "Chúng ta đang quay lưng lại với dòng sông dù dòng sông cho chúng ta sự sống. Chúng ta đang ứng xử với dòng sông theo cách không tương xứng với giá trị nó mang lại".

Ông Vinh đặt bài toán sông Sài Gòn đoạn chảy qua TP.HCM dài khoảng 80km, nếu nhân 50m chiều rộng mỗi bên (hành lang bảo vệ sông) sẽ có 800ha, bằng quy mô quận 1.

Tính ra diện tích đất mặt tiền bờ sông sẽ cho thấy đó là một tài sản rất lớn, gấp hai lần Central Park (Mỹ). Nếu đúng luật, trả lại phần 800ha này cho cộng đồng, người dân, TP.HCM sẽ tự hào có một công viên rộng lớn chạy từ thượng nguồn đến hạ lưu. "Đây là tài sản đô thị vô cùng lớn, giải quyết bài toán bảo tồn di sản.

Ông Vinh dẫn chứng vừa qua, chính quyền Huế đã bỏ tiền để di dời các hộ dân sống trên khu vực thượng thành, trả trả lại hình dáng, giá trị cho kinh thành Huế và đó là di sản cho con cháu. Như vậy chỉ cần "lấy lại" 800ha mặt tiền hai bên sông, TP.HCM sẽ có tài sản đô thị vô cùng lớn, vô cùng diễm lệ, rất huyền thoại chảy quả TP.

Ông Vinh nhận định nếu TP tiếp tục cho phát triển tự do hạ tầng bên ngoài, nửa thế kỷ nữa sẽ không còn gì phát triển và bên trong trở thành vùng lõm. Quá trình đô thị hóa, nhà cao tầng sẽ làm mất hoàn toàn dòng sông.

Ngược lại, việc hạn chế bê tông hóa, xây nhà cao tầng ở bờ sông sẽ đánh thức phía bên trong phát triển.

"Các khối bê tông án ngữ mặt tiền bờ sông sẽ chặn luồng gió từ sông vào bên trong thành phố, nhiệt độ tăng lên tạo sự ngột ngạt và nửa thế kỷ nữa, TP.HCM sẽ sống trong sự nóng bức. Chúng ta có nên đổi một chút tăng trưởng GDP bằng việc cả thành phố chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu do quá trình đảo nhiệt hay không?", ông Vinh đặt vấn đề.

Xác định bản sắc TP.HCM là một thành phố của sông biển

Nhà nghiên cứu Trần Hữu Phúc Tiến đặt vấn đề: "Phải chăng TP đang thiếu tư tưởng để xác định bản sắc TP.HCM là một thành phố của sông biển. Người dân Hải Phòng lâu nay vẫn tự hào là thành phố cảng.

Nhưng TP.HCM có đặt ra câu như vậy, để là phương châm, tư tưởng xuyên suốt, có thể tạo sự đột phá phát triển nhiều phía. Đã đến lúc ngay cả logo của thành phố cũng hướng mạnh đến đô thị sông biển".

Theo ông Tiến, phải khẳng định TP.HCM ra đời từ sự hội tụ sông biển và thế mạnh sẽ là sông biển. Ông đề nghị, ngoài việc có chính sách xoay trục phát triển về phía bờ sông, TP phải khẳng định sống chung với di sản gắn liền với bờ sông.

Đồng tình ý kiến trên, ông Nguyễn Minh Hòa cho rằng điều đầu tiên xây dựng được triết lý phát triển sông Sài Gòn, sau đó biến thành quy hoạch tổng thể rồi mới đi đến chi tiết cụ thể. Nếu không làm điều đó mà đi "phân lô bán nền" sông Sài Gòn, bê tông hóa sẽ rất nguy hiểm, phá hỏng sông Sài Gòn và rất khó sửa chữa.

Công bố giải Hiến kế phát triển sông Sài Gòn: Truyền cảm hứng và tình yêu với dòng sôngCông bố giải Hiến kế phát triển sông Sài Gòn: Truyền cảm hứng và tình yêu với dòng sông

TTO - Giải nhất cá nhân thuộc về Trần Minh Thi với bài 'Phát triển sông Sài Gòn song hành với không gian công cộng đôi bờ'. Giải nhì tập thể thuộc về nhóm Librazzi với bài viết 'Sông Sài Gòn: Cảng và đô thị'.

Xem thêm: mth.76940325122402202-nog-ias-gnos-gnod-irt-aig-tam-es-gnat-oac-ahn-yax-aoh-gnot-eb-cut-peit/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tiếp tục bê tông hóa, xây nhà cao tầng sẽ mất giá trị dòng sông Sài Gòn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools