Bà Toria kể với báo Express rằng bà nhiễm Covid-19 vào tháng 3.2020, phải nằm liệt giường trong 3 tuần.
Sau đó, bà bắt đầu hồi phục và quay trở lại với công việc giáo viên yêu thích. Mặc dù các triệu chứng như mệt mỏi và khó thở vẫn còn kéo dài, bà đã cố gắng trở lại cuộc sống bình thường. Bà đi dạy 4 ngày một tuần. Nhưng từ đó bà bắt đầu gặp vấn đề.
Nhiều người báo cáo tình trạng mất ngủ do di chứng hậu Covid-19 SHUTTERSTOCK |
La hét rất nhiều trong khi ngủ
Bà nhớ lại: “Tôi về đến nhà và bò lên lầu vào phòng ngủ, nằm gục trong 2 giờ, xuống ăn tối rồi lại bò lên lầu. Và rồi cả cuối tuần tôi không thể dậy nổi. Càng ngày càng nặng. Có những lúc tôi đau nhức xương, đau cơ, cảm giác như bị bỏng sau khi tập thể dục, đau nhói như bị đâm vào tay chân. Tôi còn bị đau đầu và đau nửa đầu, và sương mù não, không thể tập trung để lái xe. Còn tệ hơn cả ốm nghén hoặc bị thiếu ngủ. Ngày càng có nhiều triệu chứng xuất hiện và càng bất thường hơn, thậm chí la hét khi ngủ...", theo Express.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Journal of Thoracic Disease vào tháng 10.2020, cho thấy trong số 843 người từng nhiễm Covid-19, 69,4% gặp vấn đề về giấc ngủ và 65,2% gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần.
69,4% gặp vấn đề về giấc ngủ Shutterstock |
Đặc biệt, thường gặp nhất là “giấc ngủ bị gián đoạn”, chiếm 42,3%. Người nhiễm Covid-19 cũng gặp nhiều ác mộng hơn và nhịp điệu giấc ngủ bất thường hơn. Tác động lên sức khỏe tâm thần có liên quan chặt chẽ đến những thay đổi liên quan đến giấc ngủ.
Trong số những hành vi ngủ bất thường này, 3,2% báo cáo rằng họ đã bị nói mớ hoặc la hét khi ngủ.
Đến tháng 5.2021, bà Toria Maze phải nhờ đến thuốc chống trầm cảm để giảm bớt cơn đau. May thay, việc điều trị đã cải thiện 30 - 40% các triệu chứng.
Bà Toria Maze cho biết: “Tôi đã tập yoga mỗi ngày trong suốt 8 tháng, thậm chí có ngày chỉ tập 10 phút, và đã có kết quả. Bà ăn uống lành mạnh, chủ yếu là nước luộc gà trong 3 tháng. Ăn ít thịt đỏ, uống nhiều sữa yến mạch và nhiều chất bổ sung, theo Express.