Động thái này diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột tại Uraine vẫn chưa hạ nhiệt. Cụ thể, Ngoại trưởng Đức cho biết nước này sẽ giảm một nửa lượng dầu nhập từ Nga vào mùa Hè và giảm hoàn toàn vào cuối năm, tiếp đó sẽ là khí đốt. Kế hoạch này nằm trong lộ trình chung của châu Âu.
Theo Reuters, Nga chiếm khoảng 55% nguồn nhập khẩu khí đốt của Đức và 35% nguồn nhập khẩu dầu của nước này. Hồi tháng 3, Đức đã ký được thỏa thuận mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) với Qatar, với hy vọng có thể phần nào giảm sự phụ thuộc quá lớn vào khí đốt Nga.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo Đức có thể đối mặt với tình trạng giá năng lượng tăng đáng kể nếu không có nguồn cung từ Nga.
Trong khi Mỹ và một số nước Đông Âu trong NATO kêu gọi tẩy chay năng lượng Nga ngay lập tức để phản ứng với chiến dịch quân sự ở Ukraine, Đức vẫn cho rằng quyết định vội vã như vậy sẽ gây thiệt hại quá lớn về kinh tế.
Ủy ban châu Âu cuối tháng trước xác nhận EU đặt mục tiêu hoàn toàn không phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga vào năm 2027. EU và Mỹ trước đó cũng ký thỏa thuận cung cấp thêm khí đốt của Washington cho châu Âu.
Mỹ cho biết sẽ làm việc với các đối tác quốc tế, cố gắng đảm bảo ít nhất 15 tỷ mét khối LNG cho thị trường EU vào năm sau và tiếp tục tăng trong tương lai.
VTV.vn - Đức đã chi gần 3 tỷ Euro để thuê các trạm nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng nổi ở ngoài khơi, nhằm giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.89972005032402202-yan-man-iouc-agn-uad-uahk-pahn-gnud-es-cud/et-hnik/nv.vtv