vĐồng tin tức tài chính 365

Nhầm lẫn giữa trẻ tự kỷ và trẻ chậm nói

2022-04-24 12:24
Nhầm lẫn giữa trẻ tự kỷ và trẻ chậm nói - Ảnh 1.

Trẻ tự kỷ được can thiệp sớm sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp ngôn ngữ - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

PGS.TS Tôn Nữ Vân Anh, phó trưởng khoa nhi thần kinh tự kỷ, Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết việc chẩn đoán trẻ tự kỷ dễ nhầm lẫn với trẻ chậm nói, chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, giảm thính lực, tăng động giảm chú ý…

Mặc dù chậm nói là dấu hiệu điển hình của bệnh tự kỷ ở trẻ nhưng không phải cứ chậm nói là tự kỷ.

Ở trẻ chậm nói, có nghĩa là ngôn ngữ của trẻ phát triển nhưng tốc độ chậm hơn so với các trẻ cùng độ tuổi khác. Đối với trẻ chậm nói, khả năng nghe hiểu, tương tác với người khác vẫn bình thường.

Ví dụ: Khi cha mẹ yêu cầu trẻ lấy các vật dụng, trẻ nghe và làm theo nhưng không trả lời mà chỉ phản hồi bằng hành động, ánh mắt.

Còn ở trẻ mắc chứng tự kỷ, trẻ thường có biểu hiện không tương tác với người đối diện. Ví dụ: Trẻ nghe thấy người khác gọi nhưng không phản ứng, không quay lại hay cũng không giao tiếp bằng mắt.

Bên cạnh đó, do hạn chế về ngôn ngữ, trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp hạn chế về giao tiếp. Khi trẻ ở độ tuổi từ 18-24 tháng, cha mẹ có thể quan sát những hành vi của trẻ để nhận định.

"Những dấu hiệu báo động tự kỷ ở trẻ trước 24 tháng như trẻ không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi, không có cử chỉ biểu lộ sự quan tâm xung quanh khi 12 tháng tuổi, không nói được dù chỉ là 1 từ đơn khi 16 tháng, không tự nói câu 2 từ khi 24 tháng hay mất kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Hoặc trẻ chỉ lặp đi lặp lại một hành động, câu nói và gặp khó khăn khi muốn biểu lộ nhu cầu của trẻ.

Để nhận biết chính xác trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ hay không, ngoài dấu hiệu nhận biết, cha mẹ nên cho bé đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để thực hiện các bài đánh giá", bác sĩ Vân Anh nói.

Theo bác sĩ Thành Ngọc Minh, khoa tâm thần, Bệnh viện Nhi trung ương, hiện có nhiều quan niệm sai lầm của cha mẹ đã dẫn tới trẻ mất đi cơ hội vàng khiến bệnh tình càng nặng thêm. Có nhiều cha mẹ bỏ cuộc giữa chừng, khi trẻ có hành vi bất thường quay lại điều trị thì rất khó.

"Có trẻ cha mẹ phát hiện sớm nhưng không tìm được nguồn hướng dẫn điều trị, khi 12 tuổi thì đã trở nên tăng động, gào thét, đập đầu vào tường, nhổ nước bọt phì phì. Hoặc rất nhiều phụ huynh tưởng con ổn rồi nhưng đến tuổi dậy thì con lại nặng thêm hoặc thụt lùi.

Tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và can thiệp trẻ tự kỷ ở lứa tuổi dậy thì. 50% trẻ tự kỷ không có ngôn ngữ, vì vậy cha mẹ phải quan sát con, khi thấy con có những biểu hiện bất thường phải đưa tới khám tại chuyên khoa nhằm phát hiện và can thiệp sớm", bác sĩ Minh chia sẻ.

Bác sĩ Vân Anh cho biết thêm, rối loạn phổ tự kỷ vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng và nghiên cứu cho thấy nguyên nhân liên quan mật thiết là khiếm khuyết về mặt di truyền.

"Nhiều nhầm lẫn khiến việc chẩn đoán tự kỷ chậm trễ, dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng là 3 năm đầu đời và 3 năm tiếp theo của trẻ. Hậu quả là thu hẹp tác động có lợi của các biện pháp can thiệp và tăng thêm gánh nặng kinh tế, tâm lý cho gia đình", bác sĩ khuyến cáo.

Cha mẹ cùng con vượt qua Cha mẹ cùng con vượt qua 'tự kỷ'

TTO - 'Thật khó chấp nhận khi một ngày nào đó con mình bị chẩn đoán tự kỷ', chị H. bắt đầu câu chuyện. Nhưng theo thời gian, không ít lần khóc hết nước mắt, người mẹ ấy đã chấp nhận đồng hành với con.

Xem thêm: mth.34572300142402202-ion-mahc-ert-av-yk-ut-ert-auig-nal-mahn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhầm lẫn giữa trẻ tự kỷ và trẻ chậm nói”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools