Có nhiều lý do khiến Đức không thể gửi vũ khí hạng nặng đến Ukraine - Ảnh: DW
Làm theo đồng minh
Theo Đài DW, "Đức chỉ đơn giản đi theo sự dẫn dắt của các đồng minh" là "câu thần chú" của Thủ tướng Olaf Scholz kể từ khi chiến sự ở Ukraine bùng nổ.
Ông Scholz nói Đức đang phối hợp chặt chẽ với các đối tác Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU). "Hãy nhìn những gì các đồng minh của chúng ta đang làm", ông nói trong cuộc họp báo hôm 19-4. Thủ tướng Đức chỉ ra các nước như Canada, Anh và Mỹ đang cung cấp cùng loại vũ khí mà Đức đã gửi cho Ukraine.
Tính đến đầu tháng 4, chi tiêu của Đức cho quân đội Ukraine khoảng 186 triệu euro, theo Bộ Kinh tế Đức. Số tiền đó chủ yếu được sử dụng để mua lựu đạn phóng tên lửa, tên lửa phòng không, súng máy, đạn dược và đồ bảo hộ nhưng không phải vũ khí hạng nặng.
Theo Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu, vũ khí hạng nặng đề cập đến tất cả các loại xe tăng, xe bọc thép và tất cả các loại pháo 100 mm trở lên. Máy bay chiến đấu và trực thăng chiến đấu cũng được xếp vào loại vũ khí hạng nặng.
Quân đội Đức đã bị kéo đến mức giới hạn
Đức cho biết họ không thể gửi thêm viện trợ quân sự cho Ukraine vì nước này còn phải thực hiện các nghĩa vụ quốc gia và NATO.
Lực lượng vũ trang Đức cho biết họ cần vũ khí hạng nặng, chẳng hạn như xe chiến đấu bộ binh Marder hoặc lựu pháo tự hành 2000, để đảm bảo các nghĩa vụ phòng thủ quốc gia và liên minh. Ví dụ,
"Để đảm bảo khả năng hoạt động của quân đội, chúng tôi cần các hệ thống vũ khí", Phó tổng thanh tra Đúc Markus Laubenthal nói với đài truyền hình ZDF hôm 20-4. Ông cho biết xe tăng Marder sẽ cần thiết cho các cam kết phòng thủ quốc gia và NATO.
Lựu pháo tự hành PzH 2000 là một trong những hệ thống pháo mạnh nhất được triển khai - Ảnh: MILITARY TODAY
Những vũ khí Ukraine không thể sử dụng được ngay
Lập luận của chính phủ Đức là binh lính Ukraine chỉ có thể sử dụng vũ khí mà họ cảm thấy quen thuộc. Mặt khác các thiết bị quân sự mới còn cần có cả đội ngũ hậu cần kèm theo, không chỉ để giúp Ukraine sửa chữa mà cần cả các phụ tùng thay thế tương ứng. Điều này sẽ khó khăn trong bối cảnh chiến tranh diễn biến chiến sự ở Ukraine xảy ra rất nhanh.
Chuyên gia quốc phòng Đức, ông Carlo Masala coi đây là một mối quan tâm hợp lý. "Điều gì sẽ xảy ra nếu xe tăng Marder gặp sự cố, trục trặc kỹ thuật? Bạn không có phụ tùng thay thế. Bạn không có kỹ thuật viên có thể sửa chữa nó", ông nói.
Tuy nhiê, cựu tướng NATO Hans-Lothar Domröse bác bỏ những tuyên bố rằng cần phải đào tạo chuyên sâu để sử dụng thành thạo các phương tiện chiến đấu Marder. Ông không đề cập đến hậu cần sửa chữa.
"Chúng ta đang nói về những chỉ huy dày dạn kinh nghiệm của Ukraine đã chiến đấu từ năm 2014. Họ không cần phải được dạy về cách sử dụng chúng. Những người đã sử dụng mẫu BMP-1 của Liên Xô có thể tự làm quen với Marder trong vòng chưa đầy một tuần và vận hành nó".
Giúp nhiều tiền hơn và một giải pháp sáng tạo
Thủ tướng Scholz cho biết Berlin đang chuyển hơn 1 tỉ euro để tài trợ Ukraine mua thiết bị quân sự từ Đức. Ông liệt kê các loại vũ khí chống tăng, thiết bị phòng không và đạn dược làm ví dụ, nhưng không đề cập đến các loại xe tăng và máy bay mà Ukraine đang yêu cầu.
Một lựa chọn mà chính phủ Đức đang thực hiện là trao đổi với Slovenia. Đối tác NATO sẽ gửi một số xe tăng chiến đấu T-72 từ thời Liên Xô đến Ukraine. Sau đó để bù đắp, Đức sẽ cung cấp xe Marders do chính họ sản xuất cho Slovenia.
TTO - Theo kết quả thăm dò dư luận do Viện Trả lời các vấn đề xã hội của Đức (INSA) tổ chức, hơn 50% số người được hỏi đều phản đối việc chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine.
Xem thêm: mth.44671314142402202-eniarku-ohc-gnan-gnah-ihk-uv-pac-gnuc-gnohk-cud-oas-iv-od-yl-4/nv.ertiout