Tuy nhiên, để có thể đạt mục tiêu này, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức như tổng cầu của nền kinh tế còn thấp, nhiều rủi ro đến từ sự tăng trưởng "nóng" trên thị trường bất động sản và chứng khoán.
Thông tin trên được đưa ra trong Hội thảo Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022 với chủ đề "Ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh tài chính trong bối cảnh đại dịch COVID-19" diễn ra sáng 25/4.
Theo các chuyên gia, việc đảm bảo lành mạnh thị trường tài chính như hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán, bảo hiểm là việc làm cấp thiết để tránh bất ổn cho nền kinh tế.
Cùng với đó, nhiều đề xuất phát triển kinh tế đã được nhóm nghiên cứu ấn phẩm "Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2021" chỉ ra như gia tăng hỗ trợ tài khóa mạnh mẽ hơn (lên khoảng 5 - 6% GDP) trong bối cảnh đặc biệt hiện nay để hỗ trợ nền kinh tế trong ít nhất 2 - 3 năm tới; chính sách lãi suất nên tập trung vào việc cắt giảm lãi suất cho vay hơn là lãi suất huy động; hướng chuyển các dòng vốn tín dụng vào các khu vực sản xuất và nền kinh tế thực, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng "nóng" ở các thị trường tài sản.
VTV.vn - Dù trước mắt còn nhiều thách thức, nhưng nhiều báo chí và các tổ chức quốc tế vẫn đánh giá tích cực triển vọng kinh tế Việt Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.47095615152402202-gnourt-gnat-man-teiv-et-hnik-puig-gnov-yk-pahp-iaig-ueihn/et-hnik/nv.vtv