Thử nghiệm ba lô định vị trên Mặt trăng - Ảnh: HEROMAG
Ba lô được tích hợp công nghệ Lidar, có thể định hướng đường đi của người đeo dựa trên nguyên tắc phát đi một chùm tia laser rồi thu nhận lại tín hiệu phản hồi.
Dự án có tên KNaCK, là sự hợp tác giữa NASA với 2 công ty công nghệ Torch Technologies và Aeva (Mỹ), nhằm phát triển một mạng lưới bản đồ viễn thám.
Công nghệ sẽ sử dụng Lidar di động để tạo ra những bản đồ có độ phân giải cực cao theo thời gian thực, tương ứng với hành trình di chuyển của phi hành gia trên Mặt trăng.
Ba lô được kết hợp nhiều cảm biến. Khả năng ghi nhớ của thiết bị lên tới hàng triệu điểm đo mỗi giây, nhờ đó thiết bị có thể đóng vai trò như một thiết bị dẫn đường cho các phi hành gia.
Theo tiến sĩ Michael Zanetti - nhà khoa học vũ trụ tại NASA, trưởng nhóm dự án, ba lô định vị KNaCK sẽ là trợ thủ đắc lực cho phi hành gia trong những nhiệm vụ trở lại Mặt trăng.
Trước đó, các kỹ sư cũng đã thử nghiệm dùng KNaCK để lập bản đồ miệng núi lửa cổ đại ở bang New Mexico (Mỹ) và tái dựng phiên bản 3D của dãy đụn cát chắn biển dài khoảng 10km ở Trung tâm vũ trụ Kennedy thuộc NASA, bang Florida (Mỹ).
Những hình ảnh định vị từ ba lô - Ảnh: HEROMAG
Trên Mặt trăng, nhiều khu vực rất tối, gần như không nhận được ánh sáng suốt thời gian dài, cùng với đó là nhiều bụi làm hạn chế tầm nhìn của các phi hành gia. Trong khi đó, hệ thống GPS ngoài Trái đất hiện vẫn chưa thật sự hiệu quả.
KNaCK có thể xác định gần như chính xác khoảng cách giữa những điểm mốc, hiển thị cho phi hành gia chặng đường của người đeo đã thực hiện trên Mặt trăng. Công cụ còn giúp điều hướng, lập bản đồ khoa học, tạo bản đồ 3D - tư liệu quý giá cho những chuyến thám hiểm về sau.
Ba lô nặng 18kg. Nhóm nghiên cứu đang nỗ lực thu nhỏ phần cứng cũng như tăng cường độ bền cho ba lô trước những tác động của bức xạ Mặt trời mạnh trên Mặt trăng.
NASA đặt mục tiêu đưa các phi hành gia hạ cánh trên cực nam của Mặt trăng vào cuối năm 2024 song phải đối mặt nhiều thách thức, như các rủi ro lớn về kỹ thuật, tiến độ phát triển phi thực tế và mức tài trợ thấp hơn yêu cầu.
Tuy nhiên đến tháng 11-2021, kế hoạch này đã buộc phải kéo dài "sớm nhất đến năm 2026" do những tác động của dịch COVID-19 khiến các khâu chuẩn bị đình trệ.
TTO - Sau ba lần cố gắng thử nghiệm tiếp nhiên liệu vào siêu tên lửa Hệ thống phóng không gian (SLS) - còn gọi là tên lửa siêu Mặt trăng - NASA đã quyết định kéo siêu tên lửa này quay trở lại nơi lắp ráp.
Xem thêm: mth.91940042152402202-gnart-tam-nert-aig-hnah-ihp-ohc-iv-hnid-ol-ab-mal-asan/nv.ertiout