Sinh viên ngành Tài chính - ngân hàng được đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm hỗ trợ đào tạo chuyên môn sâu trên nền tảng rộng.
Thích ứng nhanh với kỷ nguyên ngân hàng số
Với nền tảng giáo dục khai phóng, chương trình đào tạo Tài chính - ngân hàng mang đến cho sinh viên một chuyên môn sâu trên nền tảng rộng các năng lực tổng quát.
Để có chuyên môn sâu, sinh viên được học các môn chuyên ngành kết hợp ứng dụng tức thời và thường xuyên vào thực tiễn việc làm thông qua các đề án, hoạt động thực hành tích hợp, hai kỳ thực tập, các chuyên đề với chuyên gia trong nước và quốc tế.
TS. Đinh Thị Thu Hà, trưởng bộ môn Tài chính - Ngân hàng - Trường ĐH Thái Bình Dương, nhấn mạnh: "Chương trình đào tạo ngành Tài chính - ngân hàng được thiết kế hướng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của sinh viên trong môi trường không ngừng biến động và ảnh hưởng sâu sắc bởi công nghệ số, trong đó đối với ngành tài chính ngân hàng là công nghệ tài chính và ngân hàng số".
Với chuyên ngành ngân hàng số, sinh viên được trang bị nền tảng vững chắc về kế toán, tài chính, ngân hàng, kỹ năng kinh doanh và công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng để có thể tham gia vào đội ngũ nhân lực của ngân hàng thời đại số. Với lựa chọn công nghệ tài chính, bạn học cách đánh giá thẩm định, đầu tư, phân tích dữ tiệu, tiền số, ứng dụng blockchain.
Trên nền tảng rộng, sinh viên rèn luyện liên tục các nhóm kiến thức và năng lực: kiến thức tổng quát về con người, xã hội và tự nhiên, kỹ năng thực hành và năng lực trí tuệ, trách nhiệm cá nhân và đạo đức xã hội, thích nghi thực tiễn, ngoại ngữ, đảm bảo sự thành công trong tương lai.
Lợi thế việc làm với đối tác Ngân hàng Á Châu ACB
Ngân hàng Á Châu (ACB) là đối tác chiến lược toàn diện với Trường ĐH Thái Bình Dương. Các chuyên gia từ ACB cùng tham gia xây dựng chương trình đào tạo, giúp sinh viên nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng vào công việc, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế.
Sinh viên ngành Tài chính - ngân hàng năm cuối có cơ hội được tuyển chọn tham gia chương trình đào tạo ACB The Next Banker. Sinh viên có cơ hội trở thành nhân viên chính thức của Ngân hàng ACB mà không phải trải qua quá trình thử việc.
TS. Phạm Quốc Lộc - Phó Hiệu trưởng Đại học Thái Bình Dương (phải) và ông Nguyễn Khắc Nguyện - Phó Tổng Giám đốc ACB (trái) trao học bổng cho 5 sinh viên tham gia The Next Banker 2020.
"Trong quá trình thực tập The Next Banker, em đã có môi trường trải nghiệm tuyệt vời. Đặc biệt, các anh chị cựu sinh viên hiện đang làm việc tại ACB hỗ trợ em sẵn sàng trở thành nhân viên chính thức sau khi tốt nghiệp", bạn Nguyễn Thùy Dung - sinh viên ngành Tài chính - ngân hàng khóa 2018 - Trường ĐH Thái Bình Dương cho biết.
Sinh viên ngành Tài chính - ngân hàng Trường ĐH Thái Bình Dương tốt nghiệp có thể làm giao dịch viên ngân hàng, tín dụng viên ngân hàng, nhân viên quản trị rủi ro, nhân viên phát triển sản phẩm, kiểm soát nội bộ...
Để mở rộng cơ hội nghề nghiệp, trong quá trình học sinh viên có thể chọn thêm ngành phụ tài chính kết hợp với kế toán để làm việc trong lĩnh vực kế toán; học tài chính kết hợp với quản trị kinh doanh sẵn sàng làm việc ở mảng tín dụng, công ty tài chính.
Ngoài ra, người học cũng có thể kết hợp tài chính và luật để làm công việc pháp chế trong ngân hàng hoặc các công ty, tập đoàn tài chính. Theo thống kê mới nhất từ Trường ĐH Thái Bình Dương, gần 100% sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính - ngân hàng có việc làm đúng chuyên ngành.
TS. Đinh Thị Thu Hà, trưởng bộ môn Tài chính - Ngân hàng - Trường ĐH Thái Bình Dương, cho biết: "Hiện nay, Việt Nam có trên 100 ngân hàng, 100 công ty chứng khoán, nhiều quỹ đầu tư cùng công ty bảo hiểm đều đang mở rộng hoạt động trên cả nước.
Giai đoạn đến 2025, nhu cầu nhân lực lĩnh vực này tăng 20%. Theo thống kê của tổ chức Navigos Group, tốt nghiệp ngành Tài chính - ngân hàng có mức thu nhập cao, cạnh tranh từ 10 đến 30 triệu. Cơ hội việc làm trong lĩnh vực này rất rộng mở".
Tìm hiểu thông tin về ngành tài chính - ngân hàng Trường ĐH Thái Bình Dương tại https://tbd.edu.vn/nganh/tai-chinh-ngan-hang/.
Xem thêm: mth.26310428152402202-os-gnah-nagn-neyugn-yk-iov-hnahn-gnu-hciht-gnah-nagn-hnihc-iat-coh/nv.ertiout