Buổi ra mắt chương trình đào tạo lồng tiếng với sự tham gia của NSND Lan Hương (bìa phải) - Ảnh: BTC
Nhưng không phải vậy. Lồng tiếng ở Việt Nam đang được hiện đại hóa theo chuẩn quốc tế và sẽ được đào tạo chuyên nghiệp.
"Cách làm với phim chưởng Hong Kong ngày trước không phải là lồng tiếng mà là đọc thuyết minh nhiều giọng. Còn lồng tiếng thực chất là thể hiện lại nhân vật với tất cả cung bậc cảm xúc của người diễn viên khi thể hiện vai diễn đó. Lồng tiếng không đơn giản chỉ là đọc" - NSND Lan Hương nêu quan điểm với Tuổi Trẻ.
Không chỉ là diễn viên truyền hình nổi tiếng, Lan Hương còn là diễn viên lồng tiếng, diễn viên sân khấu giàu kinh nghiệm, giám khảo cuộc thi lồng tiếng "Thanh âm diệu kỳ".
NSND Lan Hương cho rằng chắc chắn khán giả Việt Nam sẽ mất thời gian làm quen với lồng tiếng theo lối hiện đại ngày nay. Người lồng tiếng ngày nay còn phải biết diễn xuất bằng giọng nói, cần "có tâm" và biết nuôi dưỡng cảm xúc, phải học hỏi những diễn viên nổi tiếng khi họ hóa thân vào nhiều nhân vật, nhiều số phận.
Như vậy, lồng tiếng không chỉ là kỹ năng riêng biệt dành cho những người có chất giọng. Các diễn viên trẻ rất nên theo học lồng tiếng, đặc biệt là những người có đài từ chưa tốt.
Vì các hãng sản xuất, phát hành ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng lồng tiếng, đây không phải sân chơi của những người đang là "tờ giấy trắng" về diễn xuất.
Sau cuộc thi "Thanh âm diệu kỳ" cuối năm 2021, từ 600 người dự thi, ban tổ chức tìm được 6 thí sinh đoạt giải. Họ sẽ được tham gia khóa đào tạo 3 tháng nhằm trau dồi tài năng, với cơ hội tham gia lồng tiếng cho những dự án phim lớn.
Những người dự thi đa số là "voice talent" (nghệ sĩ về giọng nói) đang hoạt động trong ngành phim ảnh, chứ chưa có những diễn viên điện ảnh trẻ, có tiếng.
Sự thiếu vắng này khá đáng tiếc vì lâu nay rất nhiều diễn viên Việt, nhất là nhóm trẻ, có đài từ kém. Nhiều diễn viên có gương mặt, hình thể đẹp, phù hợp với điện ảnh nhưng khi cất giọng để thoại là khiến khán giả tuột cảm xúc.
Trong âm nhạc, ai cũng hát theo nốt nhạc nhưng hát sao cho đi vào lòng khán giả lại nằm ở cách xử lý của từng ca sĩ. Lồng tiếng cũng vậy. Lời thoại có sẵn, tình huống có sẵn, đôi khi biểu cảm gốc cũng có sẵn nếu là lồng tiếng Việt cho phim nước ngoài.
Thế nhưng, để làm nên bản phim lồng tiếng sống động, đi thẳng vào lòng khán giả mà không gây cảm giác sống sượng thì lại nằm ở tài năng của người lồng tiếng.
Theo nhận định của ban tổ chức cuộc thi "Thanh âm diệu kỳ" trong buổi ra mắt chương trình đào tạo hôm 25-4, nghề lồng tiếng ở Việt Nam có thù lao chưa cao, khiến nhiều bạn trẻ có tài năng nhưng khó có thể theo nghề. Họ học nghề qua các lò luyện, không qua đào tạo chính quy nên chọn công việc này như nghề tay trái.
Hy vọng khi nghề lồng tiếng được đào tạo chuyên nghiệp thông qua những khóa học với đối tác quốc tế, các nghệ sĩ sẽ dần có trình độ tốt hơn, được làm nghề trong một hệ thống chuyên nghiệp hơn và có nhiều dự án lớn tương xứng với sự đầu tư của họ.
TTO - 'Raya và rồng thần cuối cùng' (Raya and The Last Dragon) là phim hoạt hình Hollywood có 4 người gốc Việt tham gia, trong đó Kelly Marie Tran lồng tiếng vai chính và Qui Nguyen biên kịch.
Xem thêm: mth.98882428062402202-gnouhc-mihp-gnort-uhn-ion-al-iahp-gnohk-gneit-gnol/nv.ertiout