Trong 2 tháng sau khi mở chiến dịch quân sự Ukraine, Moscow vẫn duy trì tốc độ xuất khẩu năng lượng và mang lại doanh thu đáng kể cho chính phủ. Trong bối cảnh đó, các đồng minh của Mỹ vẫn chưa thể tìm ra cách để ngừng nhập khẩu năng lượng từ Nga. Còn các nhà nhập khẩu ở Ấn Độ và một số nơi khác đổ xô để mua dầu giá rẻ củ Nga ở thời điểm giá năng lượng tăng chóng mặt.
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu dầu của Nga lại gặp khó khăn trong những ngày gần đây, khi Rosneft đang chật vật để tìm kiếm bên mua và lấp đầy một đội tàu chở dầu, nguồn tin thân cận cho biết. Ngoài ra, nhà sản xuất này đã mời các công ty đấu thầu dầu vào tuần trước
Những khó khăn trong hoạt động mua bán dầu cho thấy Rosneft đang chịu ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt châu Âu đang nhắm đến họ. Dự kiến, những quy định mới của phương Tây sẽ có hiệu lực vào ngày 15/5 nhưng đã bắt đầu gây gián đoạn cho khả năng vận chuyển dầu thô từ các mỏ dầu của Nga sang người mua nước ngoài.
Các biện pháp trừng phạt này không gay gắt như lệnh cấm hoàn toàn đối với hàng hóa nhập khẩu của Nga. Nhiều ý kiến cho rằng châu Âu sẽ thông qua lệnh cấm hoàn toàn theo từng giai đoạn đối với dầu mỏ của Nga. Nguyên nhân là do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang thúc đẩy động thái này nhưng Đức, Hungary và các thành viên khác lại phản đối.
Song, từ giữa tháng 3, EU đã ban hành biện pháp trừng phạt cấm các công ty bán lại dầu của Rosneft ra bên ngoài châu Âu. Các thị trường được coi là "bên ngoài châu Âu" là châu Á, đặc biệt là Ấn Độ - quốc gia đã mua lại một số lượng dầu của Nga kể từ khi xung đột xảy ra.
Trong bối cảnh hiện tại, các trader vẫn có thể nhập khẩu các sản phẩm thô và tinh chế của Rosneft vào EU và Thụy Sĩ. Nhưng nhiều doanh nghiệp ở châu Âu đang nhanh chóng tìm kiếm nguồn cung dầu khác ngoài Nga. Các biện pháp trừng phạt cũng đang nhắm đến Transneft – hệ thống đường ống dẫn dầu của Nga đến các cảng, lại đang gây thêm áp lực cho việc xử lý nhiên liệu của Nga.
Nếu Rosneft tiếp tục gặp khó khăn trong việc bán dầu thì đây sẽ là một cú sốc lớn với Nga, khi nền kinh tế nước này đã bị cô lập với phần lớn thị trường tài chính và thương mại phương Tây. Công ty này cho biết họ là doanh nghiệp đóng góp thuế lớn nhất của Nga, với 1/5 doanh thu ngân sách.
Các trader tiết lộ, Rosneft tuần trước đã mời các công ty tham gia sự kiện đấu thầu khoảng 5,1 triệu tấn dầu Ural, tương đương khoảng 38 triệu thùng đủ để lấp đầy 19 tàu chở dầu lớn. Công ty này yêu cầu bên mua thanh toán bằng đồng rúp và cho biết dầu sẽ được đưa đến các tàu chở dầu ở các cảng Baltic và Biển Đen vào tháng 5, tháng 5. Các loại dầu thô khác như Siberian Light, Espo và Sokol cũng được rao bán nhưng với khối lượng nhỏ hơn.
Rosneft là công ty tập trung vào hoạt động khoan dầu và tinh chế dầu thô thành nhiên liệu có thể sử dụng. Từ lâu, công ty này đã thuê ngoài hầu hết hoạt động bán hàng cho một số ít trader bao gồm Trafigura, Vitok và Glencore – những bên này lần lượt vận chuyển dầu đến những người mua trên khắp thế giới.
Song, các doanh nghiệp nói trên đang rút lui khỏi thị trường Nga trước thời điểm lệnh trừng phạt của EU có hiệu lực. Vitol – hãng giao dịch dầu độc lập lớn nhất thế giới và đã hoạt động ở Moscow suốt 3 thập kỷ, dự kiến sẽ ngừng giao dịch dầu của Nga vào cuối năm nay.
Nguồn tin thân cận cho biết, thương vụ đấu thầu của Rosneft là một nỗ lực để xuất khẩu số dầu thô mà các công ty thương mại từ chối xử lý.
Không như Mỹ, Nga không có nhiều không gian để dự trữ dầu. Do đó, họ buộc phải giảm sản lượng, nhưng khi các giếng tạm ngừng hoạt động thì việc khôi phục lại công suất như trước đó là rất khó.
Sản lượng dầu của Nga đã giảm đáng kể từ khi xung đột xảy ra vào ngày 24/4. Các nhà phân tích cho biết, Rosneft và các nhà sản xuất tư nhân nhỏ hơn sẽ gặp phải những vấn đề về lâu dài do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt.
Theo Tamas Varga – nhà phân tích tại công ty môi giới PVM Oil Associates, một dấu hiệu cho thấy các nhà máy lọc dầu đang tìm nguồn cung thay thế dầu thô Ural của Nga là loại dầu này đang giao dịch thấp hơn 35 USD so với dầu Brent. Trước đó, 2 loại dầu thô này có mức giá chênh nhau không nhiều.
Tham khảo WSJ
http://tintuc.vdong.vn/04/1328528.htm