Học sinh TP.HCM trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 - Ảnh: TỰ TRUNG
Câu chuyện của cô cháu gái tôi là một minh chứng.
Từ vận động đến bắt cam kết
Năm đó cháu đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 những trường lấy điểm khá cao theo thứ tự 1, 2, 3 tại TP.HCM. Nguyện vọng đó cả cháu và gia đình đã định hướng từ trước. Cháu rất thích học ở trường đã chọn. Thế nhưng, nguyện vọng ấy đã bị rắc rối bởi... giáo viên chủ nhiệm.
Vài tháng cuối năm học, đến giờ cô chủ nhiệm cháu rất buồn vì những lời nói không hay từ cô. Không chỉ cháu phải nhận những ánh mắt, lời nói thiếu thiện cảm mà một số bạn đăng ký vào trường tốp đầu cũng cùng chung số phận. Nhiều lần cô muốn cháu cũng như một số bạn "suy nghĩ lại" để thay đổi nguyện vọng nhưng không thành. Đó cũng là những lần cô nói lên những điều thiếu tế nhị, thậm chí xúc phạm học sinh. Cháu rất bức xúc, cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng tới học tập. Nhưng được gia đình động viên, khích lệ, cháu đã vượt qua những lời nói thiếu thiện cảm ấy.
Trước đó giáo viên chủ nhiệm đã họp với phụ huynh. Mẹ của cháu vẫn không thay đổi nguyện vọng. Có những lần cô gọi điện nhưng gia đình vẫn giữ nguyện vọng ấy. Đến những ngày sắp hết hạn thay đổi nguyện vọng, cô nói với cháu rằng gia đình phải lên viết bản cam kết. Gia đình rất bức xúc nhưng cũng đồng hành với cháu để vượt qua rào cản... cô chủ nhiệm. Tại sao gia đình lên viết bản cam kết? Nếu rớt trường công, gia đình sẵn sàng để cháu học trường tư thục. Cháu cũng thấy nhẹ nhàng khi quyết định làm điều mình muốn.
Vì bệnh thành tích
Gia đình và cháu cảm thấy nhẹ nhàng trong quá trình thi cử. Kết quả thế nào không quan trọng, quan trọng là giữ vững lập trường, bản lĩnh trên con đường mình đã chọn. Nếu không vào được trường công thì học trường tư. Kết quả, cháu thiếu 0,5 điểm vào nguyện vọng 1 và thừa nhiều điểm vào nguyện vọng 2 (ngôi trường cháu thích vì gần trường THCS cháu gắn bó trong suốt bốn năm và một số bạn thân đăng ký nguyện vọng 1 ở trường này).
Câu chuyện về bệnh thành tích của trường, của giáo viên chủ nhiệm tương tự như cháu khi chuyển cấp không phải là cá biệt. Tôi đã từng nghe một số học sinh kể về bệnh thành tích này khi thi tuyển lớp 10. Sợ học trò rớt trường công, tỉ lệ đậu vào lớp 10 với con số không được tròn nên thầy cô chủ nhiệm "tư vấn" cho học trò thi vào trường tốp an toàn (bậc trung).
Cũng như tuyển sinh đại học trước đây, khi chưa áp dụng kỳ thi THPT quốc gia, có những học sinh đăng ký nguyện vọng vào trường mình yêu thích (thuộc những trường đại học tốp đầu) nhưng được giáo viên chủ nhiệm tư vấn thi vào trường tốp thấp hơn để đảm bảo đậu đại học, điều đó đồng nghĩa trường có tỉ lệ học sinh đậu đại học cao. Chính bệnh thành tích mà thầy cô định hướng phản giáo dục.
Đừng quá tung hô điểm cao
Xin đừng quá tung hô điểm cao mà hãy ngợi ca những học sinh tử tế, sống đẹp; đừng lấy điểm cao làm thước đo của sự thành công trong giáo dục mà hãy lấy niềm vui, niềm hạnh phúc thực thụ của học sinh mỗi ngày làm thước đo của sự nghiệp trồng người.
TTO - Từ câu chuyện "ép học sinh không được thi lớp 10" tại Hà Nội, ngoài bệnh thành tích, vấn đề sâu xa hơn có thể thấy là chuyện phân luồng học sinh sau THCS. Làm thế nào để tư vấn, định hướng cho các em thật sự hiệu quả mà không phản cảm?
Xem thêm: mth.48340019082402202-uc-iht-gnort-ped-el-it-iov-os-ohk/nv.ertiout