Hai ngân hàng yếu kém sắp được chuyển giao bắt buộc để tái cơ cấu - Ảnh: N.PHƯỢNG
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) diễn ra hôm 29-4, ông Phạm Quang Dũng - chủ tịch ngân hàng này - cho biết dự kiến nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và quy định pháp luật.
Với Vietcombank, việc chuyển giao bắt buộc này sẽ giúp ngân hàng có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, cơ sở khách hàng, mạng lưới… và có thể nhận sáp nhập, hoặc tiếp tục duy trì tổ chức tín dụng như một ngân hàng con hoặc bán/chuyển nhượng tổ chức tín dụng cho nhà đầu tư mới.
Trả lời ý kiến cổ đông về danh tính cũng như tổng tài sản, lỗ lũy kế, nợ xấu… của ngân hàng yếu kém mà Vietcombank sẽ nhận chuyển giao bắt buộc, theo ông Dũng, hiện Vietcombank vẫn đang triển khai các thủ tục cần thiết với cơ quan quản lý nhà nước.
"Đến nay chưa thể trả lời Vietcombank sẽ nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng cụ thể nào. Còn tổ chức tín dụng yếu kém này đang nằm trong sự kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước.
Dự kiến Vietcombank sẽ xin nhận chuyển giao bắt buộc một trong số tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt này" - ông Dũng thông tin.
Về thời gian cơ cấu xong ngân hàng yếu kém, theo lãnh đạo Vietcombank, nó phục thuộc vào tình hình cụ thể về tổng tài sản, tài chính của ngân hàng mà Vietcombank nhận chuyển giao bắt buộc. Mặt khác, quy mô mức độ mà Vietcombank nhận được hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, diễn biến tình hình thị trường trong khoảng 5-6 năm nữa.
Đây là 3 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian xử lý tổ chức tín dụng yếu kém này. Còn về phía Vietcombank đánh giá thời gian xử lý tối đa 8-10 năm để tổ chức tín dụng yếu kém này thành lành mạnh, hoạt động bình thường.
Cũng tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) diễn ra trong tuần này, ông Lưu Trung Thái - tổng giám đốc MBBank - cho biết sẽ nhận chuyển giao bắt buộc 1 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém.
Hiện chưa thể công bố danh tính ngân hàng yếu kém mà MBBank nhận chuyển giao do thuộc danh mục bí mật nhà nước nhưng có quy mô tài sản thấp hơn 10% so với tổng tài sản của MBBank và lỗ lũy kế không vượt quá 20.000 tỉ đồng.
"MBBank sẽ không phải bỏ một đồng vốn nào để mua ngân hàng yếu kém này mà được chuyển giao bắt buộc từ Ngân hàng Nhà nước. Để cứu ngân hàng yếu kém không đổ vỡ, họ bắt buộc phải chuyển giao về Nhà nước với giá 0 đồng và thuộc sở hữu nhà nước" - ông Thái nhấn mạnh.
Về biện pháp tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, ngân hàng chuyển giao bắt buộc được vay khoản tín dụng ưu đãi có lãi suất 0% trong thời gian tái cơ cấu. Dự kiến, trong 7-9 năm, MBBank sẽ giải quyết được lỗ lũy kế của ngân hàng yếu kém này.
Phương án tái cơ cấu dự kiến là ngân hàng được mua có thể sẽ sáp nhập với MBBank. Hoặc MBBank có thể bán ngân hàng này sau mấy năm tái cơ cấu bởi đây được coi như một khoản đầu tư.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý, cơ cấu lại 2 ngân hàng thương mại yếu kém
Tại chỉ thị 01 ban hành ngày 8-2, Thủ tướngg giao Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai xử lý, cơ cấu lại 2 ngân hàng thương mại yếu kém đã được cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương; tiếp tục khẩn trương xây dựng phương án xử lý, cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém còn lại.
TTO - Từ nay tới năm 2020, Chính phủ không cấp phép thành lập các ngân hàng có vốn nước ngoài. Tuy nhiên các ngân hàng của Hàn Quốc có thể xem xét mua lại ngân hàng yếu kém trong nước như Ocean Bank, GPBank, CBank hoặc các công ty tài chính.
Xem thêm: mth.30432325192402202-coub-tab-oaig-neyuhc-coud-pas-mek-uey-gnah-nagn-2/nv.ertiout