vĐồng tin tức tài chính 365

'Hai bên chiến tuyến' - nỗi đau của những người trong cuộc

2022-04-30 06:08

Đó là lời nhận định của nhà báo Nguyễn Đức Hiển trên trang cá nhân khi đọc tập truyện ngắn và ký "Hai bên chiến tuyến" (NXB Tổng hợp TP.HCM, tháng 4-2022) của nhà thơ, nhà báo, nhà văn Từ Nguyên Thạch.

Hãy nghe chia sẻ của tác giả vì sao lại viết về đề tài chiến tranh: "Tôi chủ yếu viết báo. Hơn 30 năm viết báo như nghề kiếm sống. Thỉnh thoảng dư chút thì giờ thì làm thơ, viết truyện. Về hưu năm 2019, có thời gian xem lại các sáng tác, thấy có nhiều truyện ngắn viết về cuộc chiến đã qua, tôi góp lại cũng thấy vừa một tập truyện.

Tôi xin nói thêm là tôi không thể viết một cuốn truyện chỉ dựa vào khả năng hư cấu của mình. Tôi chủ yếu viết dựa theo cảm xúc từ những hồi ức về những chuyện có thật, trong đó có nhiều hồi ức về chiến tranh. Có lẽ do tôi sống ở vùng đất có nhiều chiến tranh từ nhỏ nên bị ám ảnh".

'Hai bên chiến tuyến' - nỗi đau của những người trong cuộc ảnh 1

Cuốn sách gồm 13 truyện ký, 2 câu chuyện của riêng tác giả cho phần Mở và Khép cùng một Lời bạt của nhà phê bình văn học Huỳnh Như Phương.

Tập truyện ngắn và ký Hai bên chiến tuyến viết về cuộc chiến tranh Việt Nam với những chủ đề:

- Những ký ức đau đớn, nghiệt ngã được viết bằng một giọng văn tràn ngập yêu thương: Hai anh em trong một gia đình ở về hai phía của cuộc chiến với trái tim rách nát của người mẹ; một sĩ quan Cộng hòa không bắn vào anh du kích trong căn hầm; một du kích già tìm mộ đồng đội đã an táng hài cốt một người lính Cộng hòa không người thân...

'Hai bên chiến tuyến' - nỗi đau của những người trong cuộc ảnh 2

- Cuốn sách không né tránh những góc khuất của cuộc chiến: Một cô gái yêu một lính viễn chinh Pháp dù phải hy sinh; một người lính Cộng hòa lái xe đưa một phụ nữ chuyển bụng đi sanh trong một đêm giới nghiêm; Dòng người di tản xuống tàu Mỹ xuôi Nam vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến…

'Hai bên chiến tuyến' - nỗi đau của những người trong cuộc ảnh 3

- Không ngại viết về những người của “bên thua cuộc”: Một sĩ quan đi học tập cải tạo trở về đối mặt với cô đơn và mặc cảm; một thương phế binh chế độ cũ mưu sinh bằng nghề bán vé số sau ngày 30-4-1975

'Hai bên chiến tuyến' - nỗi đau của những người trong cuộc ảnh 4

- Những sự thật cần được kể ra: Tuổi học sinh bị bắt lính rồi chết trên chiến trường khi tuổi đời chưa quá 20; một thương binh sau khi hoàn thành nghĩa vụ ở K về sống lây lất bên vỉa hè…

'Hai bên chiến tuyến' - nỗi đau của những người trong cuộc ảnh 5

- Gần gũi, chân thật: Cuộc chiến tranh đã được nhiều nhà văn chiến sĩ viết, tuy thành công nhưng cũng không tránh khỏi sự chủ quan “say men” chiến thắng. Còn đây là do một “thường dân” viết với cái nhìn gần gũi, chân thật.

'Hai bên chiến tuyến' - nỗi đau của những người trong cuộc ảnh 6

Minh họa Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay

- Tác giả gửi đi thông điệp về hòa hợp, hòa giải dân tộc: Vì đó không chỉ là tình cảm mà còn là mệnh lệnh của mỗi trái tim Việt Nam.

'Hai bên chiến tuyến' - nỗi đau của những người trong cuộc ảnh 7

Minh họa Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay

Về sự ra đời của truyện ngắn "Hai bên chiến tuyến", tác giả cho biết: "Tôi lấy từ câu chuyện có thật của gia đình anh Lê Long - một người anh đồng nghiệp của tôi ở báo Người Lao Động. Anh tham gia Cách mạng từ thời sinh viên, sau đó vào R. Năm 1975 về tiếp quản Đài Phát thanh Sài Gòn.

Một lần anh rủ đến nhà anh ở quận 4 ăn giỗ. Khi anh đứng thắp nhang, tôi thấy trên bàn thờ ngoài di ảnh ba, người dì còn có người em kế. Đáng chú ý ảnh người em mặc áo lính Cộng hòa với ba bông mai trên ve áo.

Anh cho biết người em là đại úy Biệt Động Quân. Thật ra, câu chuyện hai anh em ở hai bên chiến tuyến không phải là cá biệt trong nhiều gia đình Việt Nam".

Trong Lời bạt, nhà nghiên cứu phê bình văn học Huỳnh Như Phương viết: “... Mặc dù là nhà thơ lâu năm trước khi viết truyện, Từ Nguyên Thạch không đem chất thơ phả sương mù làm nhòa đi sự dữ dội của chiến tranh.

'Hai bên chiến tuyến' - nỗi đau của những người trong cuộc ảnh 8

Minh họa truyện ngắn Chiếc xe đạp trúng thưởng

Tuy nhiên, bên cạnh những thảm kịch kết thúc một cách đau đớn như chuyện tình ngang trái của Hoa và Doan (Chạy trốn), tình cảnh bi đát của gia đình Vinh và Hải (Chiếc xe đạp trúng thưởng) và số phận bất hạnh của o The (O The), ngòi bút Từ Nguyên Thạch đã an ủi chúng ta với những happy-ends trong Đá nở hoa, Mùi củ cải trắng, Đôi nạng gỗ đi qua thành phố.

'Hai bên chiến tuyến' - nỗi đau của những người trong cuộc ảnh 9

Nhà báo Từ Nguyên Thạch chụp ảnh lưu niệm cùng nhạc sĩ Văn Cao. Ảnh: FBCN

Con người không thể thiếu hy vọng để mà sống, huống chi đó không phải là trí tưởng tượng lãng mạn mà là một khía cạnh của chính sự thật cuộc đời. Thì chính câu chuyện gia đình của tác giả đó thôi: mẹ con, chị em đã đoàn tụ vẹn tròn sau 21 năm chia xa, cách trở…”.

'Hai bên chiến tuyến' - nỗi đau của những người trong cuộc ảnh 10

Minh họa truyện ngắn O The

"Như chuyện gia đình tôi, cô ruột tôi có chồng là du kích trong khi ba tôi là lính Cộng hòa. Từ câu chuyện của gia đình, tôi viết truyện ký O the.

Câu chuyện dưới hầm cũng lấy từ một chuyện có thật trong chiến tranh. Một sĩ quan Cộng hòa phát hiện một chiến sĩ Cách mạng bị thương ở trong một căn hầm. Anh lính đã lén bỏ lại thức ăn, thuốc men để giúp người chiến sĩ Cách mạng qua cơn nguy kich.

Truyện Má ơi, chúng con đã về cũng viết về hai anh em ruột ở hai phía... Qua các truyện này tôi muốn gửi đi một thông điệp là cùng chung tay thực hiện hòa hợp, hòa giải dân tộc" - nhà văn Từ Nguyên Thạch chia sẻ câu chuyện gia đình Cô ruột anh và nỗi đau của người trong cuộc.

"Tác giả kể bằng giọng văn giản dị những oái oăm, nỗi buồn, sự mất mát mà mỗi người dù ở vị trí nào bước ra từ chiến tranh đều có thể vừa là nhân vật, nạn nhân hay nhân chứng.

Từ Nguyên Thạch không nói ra, nhưng suốt cả tập sách, anh gián tiếp lý giải cách mà mỗi người tự chữa lành vết thương chiến tranh cho mình, cho gia đình mình.

...

Rất nhiều câu chuyện trong sách dù hư cấu nhưng được Từ Nguyên Thạch dùng trải nghiệm của anh và gia đình (di cư và ly loạn trong chiến tranh) làm bối cảnh, làm "phim trường" để đặt nó vào và kể theo lối tự truyện. Có lẽ vì vậy mà nó ám ảnh hơn.

Tác giả không bình luận, không đặc tả những thứ kinh khủng nhất của cuộc chiến, nhưng không vì vậy mà sách kém đi sự dữ dội và nỗi đau nhức ngấm ngầm, âm ỉ" - Nhà báo Nguyễn Đức Hiển.

Vài dòng về tác giả Từ Nguyên Thạch

'Hai bên chiến tuyến' - nỗi đau của những người trong cuộc ảnh 11

Nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, nhà văn Từ Nguyên Thạch. Ảnh: FBCN

Tốt nghiệp khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm TP.HCM năm 1980.

190-1983: Giáo viên Trường THPT Phước Long (Sông Bé); THCS Trường Sơn (Gò Vấp, TP.HCM).

1983-1986: Biên tập viên tạp chí Văn hóa Sông Bé, báo Văn nghệ Sông Bé.

1986-1991: Ban Thư ký Hội Văn học Nghệ thuật Sông Bé.

1991-2007: Phóng viên, Trưởng ban Khoa giáo báo Người Lao Động.

2007-2019: Biên tập viên báo Pháp Luật TP.HCM.

Năm 2019: Nghỉ hưu tại TP.HCM.

Tác phẩm đã xuất bản:

1/ Miền đất tôi yêu, tập thơ in riêng, NXB Sông Bé,1989.

2/ Bài hát buồn, tập thơ in riêng, NXB Văn nghệ TP,HCM, 1990

3/ Tình người cách ly, truyện dài, NXB Hội Nhà văn, 2020.

Ngoài ra có hàng chục tác phẩm thơ, truyện in chung.

Nhiều tác phẩm thơ, văn đăng trên các báo ở Trung ương và địa phương.

Đoạt một số giải thưởng về thơ ở Sông Bé và TP.HCM.

Xem thêm: lmth.330876tsop-couc-gnort-iougn-gnuhn-auc-uad-ion-neyut-neihc-neb-iah/nv.olp

“'Hai bên chiến tuyến' - nỗi đau của những người trong cuộc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools