vĐồng tin tức tài chính 365

Sinh viên HUFLIT đấu khẩu với diễn giả sau buổi nói chuyện khởi nghiệp

2023-04-01 13:48
Sinh viên HUFLIT đấu khẩu với diễn giả sau buổi nói chuyện khởi nghiệp - Ảnh 1.

Sinh viên HUFLIT đấu khẩu với diễn giả sau buổi nói chuyện về khởi nghiệp - Ảnh: M.G.

Sinh viên Trường đại học Ngoại ngữ Tin học TP.HCM phản ứng diễn giả sau buổi nói chuyện về khởi nghiệp. Có nhiều cách để các buổi chia sẻ thực sự hiệu quả đối với sinh viên, tránh sự cố.

Diễn giả xuất hiện trễ, để hơn 400 người đợi 1 tiếng đồng hồ. Trước bao nhiêu sinh viên mà lại nói là trong 30 nhân viên của anh, không ai có tấm bằng đại học. Vậy tụi em học đại học làm gì rồi sau này cũng đi làm thuê cho người ta. Diễn giả còn nói những bạn da đen thì đừng nhuộm tóc, nhìn rất dơ.

Đấu khẩu sinh viên - diễn giả

Đây là những bức xúc của sinh viên sau buổi nói chuyện của diễn giả Đặng Thanh Tứ về chủ đề khởi nghiệp tổ chức tại Trường đại học Ngoại ngữ Tin học TP.HCM (HUFLIT). Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động về chủ đề khởi nghiệp, do Hội Sinh viên TP.HCM và Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM tổ chức.

Trên mạng xã hội, ông Tứ cũng đăng thông tin giải thích về những phản ứng của sinh viên. Trong khi đó, sinh viên tiếp tục công kích ông Tứ sau những phân trần này.

Chia sẻ trên báo chí, ông Nguyễn Anh Tuấn - hiệu trưởng HUFLIT - cho biết chương trình tốt cho sinh viên, giúp sinh viên được nghe nhiều diễn giả khác nhau. Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM giới thiệu diễn giả đến, trường cho phép tổ chức. Tuy nhiên ông Tuấn cũng cho rằng diễn giả đã có những hành vi chưa đúng chuẩn như đi trễ, có những câu nói phản cảm với sinh viên. Sinh viên chững chạc, đưa ra những ý kiến để phản biện những điều không đúng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đặng Thanh Tứ chia sẻ: "Tôi là người đi lên, khởi nghiệp từ khó khăn nên cách chia sẻ có đôi chỗ khác biệt. Tôi đã khởi nghiệp 15 năm, cách nhìn nhận và đánh giá có thể khác so với các bạn sinh viên vốn nhiều ước mơ. Do đó, phần trao đổi của tôi có thể khiến các bạn sinh viên hiểu chưa chính xác ý định truyền tải. Tôi chưa có kinh nghiệm xử lý truyền thông nên đã đẩy sự việc đi xa. Tôi đã từng nói chuyện với sinh viên rất nhiều trường đại học, nhưng đây là lần đầu tiên xảy ra sự cố như thế này".

Chia sẻ thêm về những bức xúc của sinh viên, ông Tứ cho biết được mời đến trường nói chuyện lúc 8h30. 8h20 có mặt ở cổng trường nhưng trường không có chỗ để xe, nên phải chạy tìm chỗ gửi dẫn đến khi đến hội trường đã gần 9h.

"Tôi hoàn toàn không có câu nào khuyên sinh viên bỏ học đại học như sinh viên phản ánh. Tôi có chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp của mình là không bước qua giảng đường đại học và tuyển 30-40 nhân viên thì mình cũng không hoàn toàn xem bằng cấp của các bạn. Một trong những thứ phải thay đổi là có một con mắt biết nhìn.

Ví dụ như hôm nay mình đi gặp một người khách nào đó thì từ tóc tai, quần áo mình đều phải chỉn chu. Da mình trắng thì chọn tóc màu, da bình thường thì để tóc đen, biết nhận thức, biết chọn style phù hợp cho mình trong từng hoàn cảnh cụ thể. Tôi hoàn toàn không có câu chữ hay có ý miệt thị như các bạn sinh viên phản ánh" - ông Tứ nói thêm.

Để sinh viên quyết định

Đây sẽ là buổi nói chuyện hiệu quả nếu không có những lùm xùm liên quan cách tổ chức, khách mời và sinh viên. Đại diện HUFLIT cho biết sẽ rút kinh nghiệm trong phối hợp với các đơn vị bên ngoài khi tổ chức những hoạt động cho sinh viên, nhất là rà soát hồ sơ các diễn giả khi đến trường nói chuyện.

Trong khi đó, ông Tứ cho rằng bản thân mình cũng phải cân nhắc khi chấp nhận nói chuyện với sinh viên, phải thực sự thấy có giá trị cho sinh viên mới trao đổi. Để các buổi chia sẻ ngoại khóa hiệu quả, ông Tứ cho rằng trường cần truyền thông cho sinh viên thông tin cụ thể về diễn giả, nội dung sẽ chia sẻ để sinh viên quyết định có tham gia hay không. Họ thấy phù hợp, có giá trị sẽ tham dự và như thế sẽ rất hiệu quả. Nếu đi chỉ vì để được cộng điểm rèn luyện thì sẽ phản tác dụng.

Với kinh nghiệm tổ chức nhiều buổi nói chuyện cho sinh viên, đại diện nhiều trường đại học cũng cho rằng yếu tố quyết định thành công là khách mời, nội dung và cách tổ chức. Bắt buộc sẽ không hiệu quả.

Bà Hoàng Thị Thoa - phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM - biết trường chọn khách mời là những người thành công và uy tín. Thời gian và nội dung trao đổi cần được lên kịch bản và thống nhất giữa trường và khách mời. Đặc biệt, trường công bố thông tin chi tiết về diễn giả và nội dung trao đổi, sinh viên thấy thích hợp sẽ đăng ký tham gia (được cộng điểm rèn luyện), hoàn toàn không ép buộc.

"Sau buổi nói chuyện, trường khảo sát cảm nhận của sinh viên cũng như chủ đề nào các bạn mong muốn được tổ chức. Từ đó trường có đánh giá và tổ chức các buổi nói chuyện sát với nhu cầu, giúp tăng giá trị cho các bạn về kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm cũng như có thêm động lực" - bà Thoa nói.

Tương tự, ông Trần Thanh Thưởng - trưởng phòng tuyển sinh và công tác sinh viên Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho rằng khách mời và nội dung rất quan trọng, cần thông tin cụ thể để sinh viên quyết định có tham gia hay không, không bắt buộc.

"Sinh viên thấy phù hợp, hứng thú sẽ đăng ký tham gia và tích cực trao đổi. Nếu bắt buộc, các bạn vẫn dự nhưng đến để ngủ, lướt điện thoại thì không hiệu quả. Sau sự kiện sẽ khảo sát ý kiến sinh viên về những mặt được và chưa được của khách mời, nội dung để có điều chỉnh phù hợp" - ông Thưởng chia sẻ.

Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM rút kinh nghiệm

Liên quan đến việc này, ông Quách Hải Đạt - giám đốc Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM - đã có văn bản gửi HUFLIT. Theo ông Đạt, ngày 28-3 vừa qua, hội thảo chủ đề khởi nghiệp được tổ chức tại HUFLIT với khách mời là ông Đặng Thanh Tứ. Ông Tứ là nhân tố trẻ có tinh thần khởi nghiệp, lần đầu tham gia hoạt động này cùng Nhà văn hóa Sinh viên.

Sau hội thảo, khách mời này có tương tác với một số cá nhân trên các kênh mạng xã hội về việc khách mời không đảm bảo được các yêu cầu khi chia sẻ với sinh viên trong buổi hội thảo, dẫn đến xuất hiện các đoạn phim, bình luận không tốt. Đây là những nội dung khách mời chia sẻ không nằm trong nội dung chương trình được Nhà văn hóa Sinh viên và Hội Sinh viên trường thống nhất khi tiến hành tổ chức hội thảo.

Nhà văn hóa Sinh viên nghiêm túc rút kinh nghiệm về sự việc này, cũng như trong công tác chuẩn bị và thống nhất nội dung với các đơn vị, khách mời ở các chương trình tiếp theo.

Trường quân sự Quân khu 7 nói gì về thông tin sinh viên HUFLIT học quân sự lan trên mạng?Trường quân sự Quân khu 7 nói gì về thông tin sinh viên HUFLIT học quân sự lan trên mạng?

'Đây là thông tin bịa đặt, hoàn toàn sai sự thật' - đại diện Trường quân sự Quân khu 7 nói về thông tin lan truyền trên mạng liên quan sinh viên HUFLIT học quân sự tại trung tâm giáo dục quốc phòng của trường.


Xem thêm: mth.38074831110403202-peihgn-iohk-neyuhc-ion-ioub-uas-aig-neid-iov-uahk-uad-tilfuh-neiv-hnis/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sinh viên HUFLIT đấu khẩu với diễn giả sau buổi nói chuyện khởi nghiệp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools