Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ký quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm bánh tráng Thuận Hưng (phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) ở lĩnh vực nghề thủ công truyền thống.
CLIP: Nghề làm bánh tráng Thuận Hưng được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể
Làng nghề này đã "đỏ lửa" hơn 200 năm nay. Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt cho biết, làng nghề này có 75 hộ hoạt động thường xuyên, trong đó có 4 hộ đầu tư sản xuất tráng bánh bằng công nghệ máy móc tiên tiến.
Làng nghề đã tồn tại hơn 200 năm nay
Sản lượng bánh tráng cả năm 2022 nơi đây ước đạt 120 triệu bánh, doanh thu cả năm khoảng 68 tỉ đồng, tăng 22% so cùng kỳ. Bánh tráng Thuận Hưng có nhiều loại như: bánh tráng ngọt, bánh tráng mặn, bánh tráng dừa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân trong và ngoài tỉnh, đồng thời còn xuất khẩu sang Campuchia.
Loại bánh tráng ngọt nơi đây được khách hàng ưa chuộng
Một trong những gia đình có nghề làm bánh tráng lâu đời là hộ bà Hà Thị Sáu (67 tuổi; ngụ tại địa phương). Bà Sáu cho hay, ngày trước mẹ của bà được người thân cho một lò tráng bánh. Từ đó, chính nghề này đã nuôi sống cả gia đình. Tính đến nay, bà Sáu cũng đã có thâm niên trong nghề gần 30 năm và con gái bà là chị Phạm Bích Tuyền cũng theo nghề.
Bánh sau khi phơi khoảng 3 giờ thì đạt độ nắng và đưa lên máy cắt
Bà Sáu tiết lộ: "Ngày trước gia đình tôi sản xuất bánh tráng mặn nhưng nhiều năm nay đã chuyển sang làm bánh tráng ngọt và bánh tráng dừa vì khách ưa dùng và đặt số lượng nhiều. Làm nghề cũng phải có bí quyết, nhất là trong cách pha bột, không để thừa hoặc thiếu, canh thời gian cho nước cốt dừa vào và thời gian phơi bánh ngoài nắng… Nếu không khi làm ra bánh bị thiu hoặc khô cứng không ngon phải bỏ".
Nghề làm bánh tráng đã mang lại thu nhập khá cho gia đình bà Hà Thị Sáu
Trung bình mỗi ngày, hộ bà Sáu sản xuất 7.000 cái bánh tráng, với giá bán từ 30.000 - 35.000 đồng/10 cái. Do cần sản xuất số lượng lớn nên cách đây 3 năm, bà Sáu chi gần 200 triệu đồng sắm 2 máy tráng bánh để nâng công suất lên và thuê thêm 5 lao động phụ giúp, tạo việc làm cho người dân địa phương.
"Ngày trước tráng bằng tay phải dậy từ 2 giờ sáng làm để kịp phơi nắng. Bây giờ có máy móc thì tới 5 giờ mới bắt đầu. Bánh tráng bằng máy có độ dày vừa phải, bánh tròn đều, bóng nên khách hàng rất ưa chuộng" – bà Sáu cho hay.
Xem thêm: mth.71684857110403202-gnuh-nauht-o-gnart-hnab-mal-teit-ihc-gnut-hnac-nac-pilc/et-hnik/nv.moc.dln