vĐồng tin tức tài chính 365

Xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm giảm trong quý I/2023

2023-04-04 04:05

Xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm giảm 2 con số

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm trong tháng 3/2023 đạt 70 triệu USD, tăng 23,5% so với tháng 2/2023, nhưng giảm 21,5% so với tháng 3/2022. Tính chung trong quý I/2023, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm ước đạt 172,42 triệu USD, giảm 35,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Thông tin trên báo Công Thương, riêng trong tháng 2/2023, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam đạt 56,66 triệu USD, tăng 23,8% so với tháng 1/2023, nhưng giảm 16,3% so với tháng 02/2022. Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm đạt 102,42 triệu USD, giảm 41,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Về thị trường, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam sang thị trường EU trong tháng 2/2023 đạt 15,79 triệu USD, tăng 13,8% so với tháng 01/2023, nhưng giảm 2,8% so với tháng 2/2022. Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm sang EU đạt 29,62 triệu USD, giảm 31,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong số các mặt hàng thủ công mỹ nghệ EU nhập khẩu từ Việt Nam thì mây tre là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất.

Đối với thị trường Hoa Kỳ, tháng 2/2023, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm sang thị trường này đạt 19,335 triệu USD, tăng 28,1% so với tháng 1/2023; giảm 36,8% so với tháng 2/2022. Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm sang Hoa Kỳ đạt 34,45 triệu USD, giảm 55,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Thời gian qua, lạm phát toàn cầu đặc biệt ở các các thị trường xuất khẩu chính như thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, khiến sức mua của người tiêu dùng giảm. Tăng trưởng xuất khẩu năm 2023 sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diễn biến xung đột tại Ukraina, tình hình kiềm chế lạm phát, diễn biến kinh tế ở các thị trường có quy mô nhập khẩu lớn trên thế giới.

Về phía cung, tác động từ mở cửa nền kinh tế sau kiểm soát dịch Covid-19 của Trung Quốc có thể làm hàng hoá Việt Nam phải gặp cạnh tranh nhiều hơn tại các thị trường xuất khẩu.

Mặc dù vậy, cũng có nhiều yếu tố tích cực đối với hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ nói riêng như các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tiếp tục thực thi lộ trình cắt giảm thuế quan.

Tuy nhiên, để nắm bắt cơ hội mở rộng thị trường, các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề cần trang bị những nền tảng cơ bản theo yêu cầu thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các sàn thương mại điện tử, công nghệ truy xuất nguồn gốc.

Kinh tế vĩ mô - Xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm giảm trong quý I/2023

Cần tiếp sức cho thế mạnh nghề mây tre đan. Ảnh minh họa.

Năm 2023: Xuất khẩu đối mặt với nhiều thách thức

Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Quý I.2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước đạt 79,17 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Ba tháng đầu năm nay, kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, kinh tế Mỹ và EU dự báo tăng trưởng dưới 1% và khả năng suy thoái.

“Việt nam cần có giải pháp ứng phó kịp thời để giữ vũng thị trường xuất khẩu trước tình hình biến động của kinh tế thế giới, lạm phát ở mức cao tại nhiều quốc gia, sự gia tăng bảo hộ thương mại của các nước nhập khẩu dẫn tới sản xuất, xuất khẩu của Việt nam gặp nhiều khó khăn”- là những nội dung quan trọng được bàn thảo tại Hội nghị Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt nam ở nước ngoài tháng 3/2023 do Bộ Công Thương tổ chức vào sáng 31/3.

VOV dẫn nguồn theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Quý I.2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước đạt 79,17 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Ba tháng đầu năm nay, kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, kinh tế Mỹ và EU dự báo tăng trưởng dưới 1% và khả năng suy thoái. Lạm phát vẫn còn ở mức cao tại nhiều quốc gia khiến xu hướng thắt chặt tiền tệ- lãi suất dự báo tiếp tục tăng trong nửa đầu năm.

Ở thị trường trong nước, do tác động từ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, biến động thị trường, điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn và sự gia tăng bảo hộ thương mại của các nước nhập khẩu dẫn tới sản xuất, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Cán cân thương mại dự báo tiếp tục được cải thiện, tuy nhiên xuất khẩu sẽ đối mặt với nhiều thách thức chung của các thị trường đối tác. Trong khi đó, nhu cầu thị trường trong nước không tăng, lạm phát có xu hướng tăng. Trước tình trạng này, đòi hỏi các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp Việt nam cần có giải pháp ứng phó kịp thời.

Chia sẻ xoay quanh vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương, ông Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: “Để góp phần khắc phục những hạn chế yếu kém và lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, thứ nhất là đánh giá tình hình và chỉ rõ những nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để tìm ra những giải pháp khắc phục cho được tình trạng hiện nay làm sao lấy lại đà tăng trưởng của xuất ra nước ngoài ít nhất được như cùng kỳ năm ngoái.

Thứ hai là các thương vụ ngoài nước là tập trung đánh giá dự báo tình hình kinh tế của các nước của khu vực sở tại, nhất là những chính sách của các nước vừa qua đối với phản ứng trước những diễn biến những khó khăn, thách thức về phạm vi toàn cầu để từ đánh giá dự báo tình hình của các nước, chính sách của các nước để chúng ta đưa ra phản ứng chính sách cần có tham mưu cho Bộ cho Chính phủ cho Đảng và Nhà nước ta.

Thứ ba là nghiên cứu đề xuất những chủ trương, chính sách từ phía Chính phủ, các địa phương, các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp và người sản xuất làm thế nào để chúng ta tận dụng được một cách tốt nhất những Hiệp định thương mại tự do, nhất là thế hệ mới thông qua hoạt động xuất nhập khẩu của mình, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước”.

Trước tình hình kinh tế thế giới còn nhiều biến động, Bộ NN&PTNT đánh giá hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản giảm mạnh do kinh tế toàn cầu năm 2023 đang tăng trưởng chậm lại; đồng thời ảnh hưởng từ xung đột quân sự Nga - Ukraine và tình trạng lạm phát cao tại một số nước trên thế giới đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu của các thị trường lớn.
Trước bối cảnh này, Bộ NN&PTNT cho rằng, để đạt được mục tiêu trong năm 2023, các doanh nghiệp cần tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới. Sắp tới, Bộ NN&PTNT sẽ chuẩn bị tổ chức Hội nghị các tỉnh biên giới về kết nối giao thương, thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam –Trung Quốc.

Trúc Chi (t/h)

Xem thêm: lmth.551106a-3202i-yuq-gnort-maig-maht-ioc-ert-yam-mahp-nas-uahk-taux/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm giảm trong quý I/2023”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools