"Quan điểm của chúng tôi là sẽ xử lý nghiêm hành vi phá rừng ven biển để nuôi trồng thủy sản, đồng thời buộc các đối tượng phải khôi phục hiện trạng rừng tại các vị trí bị đào xới", ông Đức nói.
Thời gian qua, người dân huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre rất bức xúc trước hành vi tàn phá rừng ven biển, đặc biệt nạn phá rừng xảy ra tại khu vực đang bị sạt lở, xâm thực nặng khiến người dân lo lắng sóng biển sẽ nhanh chóng tràn qua khu vực rừng bị phá rồi xâm lấn vào đất đai.
Theo ghi nhận vào đầu tháng 4-2023, khu vực rừng ven biển thuộc xã Bảo Thuận và Tân Thủy (huyện Ba Tri) bị đào ao, san phẳng rạch để nuôi sò.
Khu vực bị san phẳng để nuôi sò rộng hơn 1ha, nằm ngăn cách biển chỉ có một hàng cây dương rất mong manh.
"Chỉ một thời gian nữa, hàng dương sẽ bị sóng đánh bay gốc, nước biển tràn vào khu vực nuôi sò và theo đó áp sát vào đất canh tác của chúng tôi", ông N.T.M. (ngụ xã Tân Thủy) lo lắng nói.
Theo ông M., khu vực rừng bị phá để nuôi sò trước đây có con rạch nhỏ, người dân có thể bơi xuồng vào rừng để bắt cua, ốc. Tuy nhiên hiện nay con rạch này đã bị san phẳng với chiều rộng hơn 100m, chiều dài hơn 2km để nuôi sò.
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Bến Tre gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, tháng 7-2021, lực lượng chức năng đã ra quyết định xử phạt ông Mai Văn Kiếm (xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) phá hơn 9.500m2 rừng trái pháp luật.
Mức phạt là 67 triệu đồng, buộc khắc phục hậu quả trả lại hiện trạng ban đầu và trồng lại rừng trong thời hạn 60 ngày.
Tuy nhiên ông Kiếm chỉ nộp phạt và chưa thực hiện khắc phục hậu quả thì đến tháng 2-2023, một người khác là ông Mai Văn Sĩ (xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri) đã thuê xe cuốc đào khu vực đất rừng phòng hộ mà ông Kiếm vi phạm, chưa khắc phục hậu quả. Hiện trường đã làm thành 6 hồ, trải bạt nhựa, ông Sĩ chưa kịp thả sò giống.
Cùng thời gian này, một người khác cũng tự ý đưa xe cuốc đào đất bãi bồi khu vực xẻo Cồn Ngoài (giáp xẻo Đường Tắt) địa bàn xã Tân Thủy, đây là khu vực có loài cây mắm nhỏ mọc rải rác bên mé rạch. Khu vực này đang hình thành rừng cây để che chắn cho hàng trăm ha đất nông nghiệp của người dân phía trong.
Hạt kiểm lâm đang củng cố hồ sơ, chứng cứ hành vi vi phạm, phối hợp với các ngành chức năng để xử lý vụ việc.
Chiều 6-2, Hạt kiểm lâm Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã có báo cáo gửi Chi cục Kiểm lâm tỉnh và UBND thị xã Ninh Hòa vụ phá rừng ở lô 3 và 5 khoảnh 8, tiểu khu 103 xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa. Tổng khối lượng gỗ bị mất là hơn 21m3.
Xem thêm: mth.58283940140403202-ahp-ib-ial-iht-cuhp-cahk-pik-auhc-ahp-nat-ib-neib-nev-gnur/nv.ertiout