Tại buổi ra mắt Du hành về Nam (Thi Hoa dịch, Sao Bắc và NXB Tổng Hợp TP.HCM) diễn ra ở Đường sách TP.HCM mới đây, Jean-Pierre Outers - tác giả cuốn sách - xuất hiện như một ông bác hóm hỉnh nhà bên sẵn sàng ngồi lại kể ta nghe những điều thú vị.
Một trong những điều thú vị đó là giao thông Việt Nam, những "kỹ năng" thường thấy của người lái xe Việt Nam.
Outers bộc bạch trong sách: "Với lữ khách, cho dù không nhất thiết phải nói được ngôn ngữ nước sở tại, họ vì không được bước chân vào những ngôi nhà xa lạ nơi này, thì liệu còn biết làm gì ngoài đứng trên vỉa hè, quan sát người qua lại rồi chụp ảnh hoặc ghi chép?".
Độc giả Việt Nam chúng ta thầm cảm ơn những người nước ngoài như Outers đã dùng cái nhìn của người bên ngoài vẽ ra một bức tranh với những gam màu khác về một đất nước đang vận động không ngừng, và không ngừng đổi thay như cách di chuyển của dòng phương tiện trên đường phố.
Du hành về Nam không chỉ là câu chuyện của giao thông, đường phố mà còn là chuyến du hành lịch sử, của những đổi thay trong đời sống, như số phận những chiếc xe Minsk. Hay trong cái nhìn sâu sắc mà cũng hài hước của Outers về một gia đình tiểu thương bình thường, có hàng trăm hàng ngàn trên khắp đất nước.
Đó còn là câu chuyện về văn hóa, ngôn ngữ ví như "Trong ký tự giản thể, 'trái tim' đã biến mất, chỉ còn lại 'cái móc': 爱. Tình yêu còn ý nghĩa gì khi đối mặt với sự thiếu sót của trái tim?" và "Trái tim, một thời đầy mãnh liệt, nay đã không còn ở đó nữa".
Ta có thể thấy trái tim như thế đập trong tác phẩm. Trái tim của người con trai luôn tiếc nhớ người cha của mình, người mà Outers trìu mến gọi là "cha Lucien" trong lời kính tặng đầu sách. Cha của Outers, với tư cách là bộ trưởng Bộ Hợp tác và Phát triển đã công du đến Việt Nam từ năm 1977.
Ta có thể hình dung đất nước hình chữ S này, theo một cách thầm kín, đã kết nối người cha với người con trong một dòng chảy xuyên suốt nối quá khứ với hiện tại, kết cõi người ta với thế giới tinh thần.
Cha của Outers thường vắng nhà vì công việc, cái chết đột ngột chia cắt hai người và Outers cảm thấy nhu cầu được "bù đắp", nên một người Tây phương như ông nghĩ đến chuyện đặt một chiếc bàn thờ tổ tiên và hỏi... thầy bói ngày giờ phù hợp.
Giọng văn của ông duy trì một nụ cười tủm tỉm ẩn chứa một thoáng buồn đủ sức đưa người đọc xuôi theo một hành trình về Nam nhưng cũng là hành trình về lại những năm tháng xa xưa, những năm tháng mà "trái tim" vẫn còn hiện hữu trong "tình yêu" ta đã bỏ lỡ.
Trước Rowling, một nhà văn đồng hương đem bản thảo của mình qua hơn hai mươi nhà xuất bản và chỉ nhận được cái lắc đầu. Cuối cùng, một nhà xuất bản ở London đã đồng ý in cuốn sách mang tên Chúa Ruồi (Lord of the Flies).
Xem thêm: mth.99264722160403202-mit-iart-gnab-hnah-ud/nv.ertiout