vĐồng tin tức tài chính 365

Lừa đảo trong phim Việt 'dễ như ăn bánh', chưa đủ cảnh tỉnh xã hội

2023-04-08 14:44
Cảnh trong phim Siêu lừa gặp siêu lầy (trái) và Biệt đội rất ổn - Ảnh: ĐPCC

Cảnh trong phim Siêu lừa gặp siêu lầy (trái) và Biệt đội rất ổn - Ảnh: ĐPCC

Đầu tháng 3-2023, Siêu lừa gặp siêu lầy của đạo diễn Võ Thanh Hòa ra mắt. Phim nhanh chóng gia nhập vào "câu lạc bộ phim trăm tỉ" của Việt Nam sau 3 tuần công chiếu. 

Một tháng sau, Biệt đội rất ổn do Tạ Nguyên Hiệp đạo diễn cũng ra mắt công chúng và thu về hơn 8 tỉ đồng sau một tuần phát hành.

Lừa đảo, trộm cắp "dễ như ăn bánh"

Cả hai phim đều khai thác yếu tố lừa đảo, trộm cắp trong kịch bản. Nhưng nhìn chung, các sản phẩm còn chưa thỏa mãn được khán giả.

Trong Siêu lừa gặp siêu lầy, băng nhóm của Tú (Anh Tú) và Khoa (Mạc Văn Khoa) thực hiện trót lọt nhiều phi vụ lừa đảo từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. 

Lòng tham ngày càng lớn, cả nhóm lên kế hoạch chiếm đoạt 50 tỉ đồng của một người phụ nữ giàu có. Cũng từ đó, các thành viên rơi vào nguy hiểm, mất hết tất cả. Tuy nhiên, ở đoạn kết, nhóm siêu lừa này vẫn kiếm được một món hời vừa đủ để chia chác.

Cảnh phim Siêu lừa gặp siêu lầy

Cảnh phim Siêu lừa gặp siêu lầy

Tương tự, Biệt đội rất ổn của đạo diễn Tạ Nguyên Hiệp cũng đưa yếu tố lừa đảo, trộm cắp vào câu chuyện trong phim. Gia đình Cục Súc (nhân vật từ web-drama của Võ Tấn Phát) vì gây nợ với đại ca xã hội đen nên tìm đến các sòng bạc giở trò lừa đảo nhằm kiếm tiền trả nợ.

Gia đình này nhanh chóng rơi vào phi vụ trộm dây chuyền của nữ đại gia miền Tây để vạch trần bộ mặt chồng sắp cưới của cô - kẻ chuyên lừa đảo phụ nữ giàu có. 

Về sau, tên lừa đảo gặp cái kết thích đáng. Tuy nhiên, gia đình Cục Súc - nhóm người vốn có mục đích không trong sáng lúc đầu - lại được nữ đại gia trả nợ thay và sống vui vẻ.

Trong hai bộ phim, từ việc "giăng lưới" con mồi vài chục tỉ cho đến trộm dây chuyền ở một resort sang trọng, được vệ sĩ bảo vệ chặt chẽ, đều diễn ra dễ dàng. Tuy mang danh một "phi vụ trộm cắp" tầm cỡ nhưng cả hai đạo diễn còn thiếu sự chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch chi tiết cho biệt đội.

Cảnh phim Biệt đội rất ổn

Cảnh phim Biệt đội rất ổn

Bên cạnh đó, nhiều khán giả đặt ra câu hỏi vì sao các nhóm lừa đảo này không bị bắt mà vẫn có thể sống bình yên ở cuối phim. 

Thậm chí, họ cũng không mang theo cảm giác hối lỗi về hành động của mình. Như vậy, việc mang yếu tố lừa đảo vào phim chỉ đơn thuần gây cười, thu hút người xem chứ không nhằm cảnh tỉnh xã hội.

Phim quốc tế: giải trí vẫn có giá trị cảnh tỉnh

Nhiều bộ phim về đề tài lừa đảo thu hút khán giả toàn cầu bởi các phi vụ tinh vi, hấp dẫn và logic. Mặt khác, các nhân vật trong phim được xây dựng như những mắt xích quan trọng trong phi vụ. 

Họ sở hữu tài năng và những đặc điểm tính cách riêng biệt khiến người xem thích thú. Tuy nhiên, những hành vi sai trái khiến họ phải chịu sự trừng phạt nhất định.

Đơn cử như Catch me if you can do Leonardo DiCaprio và Tom Hanks đóng chính. Dù có thông minh và tinh vi đến đâu, cuối cùng nhân vật Frank (Leonardo DiCaprio) vẫn bị bắt và lĩnh án 12 năm tù. 

Cảnh phim Catch me if you can

Cảnh phim Catch me if you can

Về sau, Frank được thả tự do nhưng phải phối hợp với các nhà chức trách liên bang điều tra tội phạm lừa đảo.

Tương tự, Inventing Anna cũng là bộ phim về tội phạm lừa đảo được nhiều người biết đến. Netflix đã trả cho tội phạm lừa đảo Anna số tiền 320.000 USD (khoảng 7,3 tỉ đồng) để mua bản quyền câu chuyện và thuê cô làm cố vấn nội dung cho bộ phim. 

Cả trong phim và thực tế, Anna đều phải ngồi tù cho hành vi lừa đảo của mình. Tuy nhiên, sau khi khởi chiếu, đoàn phim từng bị khán giả chỉ trích vì lãng mạn hóa các chiêu trò lừa đảo.

Cảnh phim Inventing Anna

Cảnh phim Inventing Anna

Tại châu Á, phim Thái Lan Bad Genious (Thiên tài bất hảo) cũng từng gây sốt và đạt doanh thu ấn tượng trên thị trường. 

Nhân vật Lynn dùng bộ óc thiên tài để điều hành đường dây kiếm tiền từ phi vụ gian lận trong kỳ thi STIC. Nhưng sau cùng, những thành viên trong đường dây phải gánh chịu hình phạt thích đáng.

Tại Việt Nam, những vụ lừa đảo có tổ chức đang là vấn đề gây nhức nhối xã hội, thường xuyên được báo chí phản ánh. Nhưng số lượng phim khai thác đề tài này không nhiều. 

Cảnh phim Bad Genious

Cảnh phim Bad Genious

Ngoài ra, chất lượng của các phim thường chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí đơn thuần với các mảng hài vụn, chắp vá. Còn lại, ở mặt phóng chiếu hay cảnh tỉnh xã hội, cả hai bộ phim đang chiếu tại rạp đều chưa làm được.


Lâu nay, dòng phim lừa đảo, trộm cắp vẫn được các nhà làm phim trên thế giới ưa chuộng.

Nhiều bộ phim: Phi vụ triệu đô (Money Heist), Phi vụ thế kỷ (Now you see me), Anna: Tiểu thư dựng chuyện (Inventing Anna), Hãy bắt tôi nếu có thể (Catch me if you can)... đều đạt doanh thu và lượt xem ấn tượng.

Trong đó, Phi vụ triệu đô là một trong những phim được xem nhiều nhất trên Netflix, Catch me if you can từng được đề cử hai giải Oscar.

Phim Việt thu hơn 700 tỉ trong ba tháng đầu năm 2023Phim Việt thu hơn 700 tỉ trong ba tháng đầu năm 2023

Phim Việt thu hơn 700 tỉ đồng trong ba tháng đầu năm 2023. Hoa hậu Thùy Tiên hối lỗi về việc diện trang phục Mông Cổ tại Hà Giang. Blackpink trở lại Pháp với sân khấu 80.000 chỗ ngồi.

Xem thêm: mth.99094450180403202-ioh-ax-hnit-hnac-ud-auhc-hnab-na-uhn-ed-teiv-mihp-gnort-oad-aul/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lừa đảo trong phim Việt 'dễ như ăn bánh', chưa đủ cảnh tỉnh xã hội”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools