vĐồng tin tức tài chính 365

Con trẻ sau cuộc đổ vỡ của cha mẹ - Kỳ 4: Bản 'giao kèo' yêu thương con sau ly hôn

2023-04-09 14:44
Niềm hạnh phúc của con trẻ  - Ảnh: Q.ĐỊNH

Niềm hạnh phúc của con trẻ - Ảnh: Q.ĐỊNH

Nhưng câu chuyện của chị, một giáo viên dạy văn ở trường THPT thuộc quận Đống Đa, Hà Nội, đã mang lại cho người nghe sự ấm áp, nhẹ nhõm vì tình yêu thương và bao dung của người trong cuộc.

"Mẹ, con, bố và ba là tập hợp những thành tố nhìn đã thấy rắc rối. Nhưng trong câu chuyện hậu ly hôn của mình, họ đã cùng nhau đi qua đổ vỡ để tái hợp trong một đại gia đình mà ở đó chỉ có sự yêu thương và bao dung.

Sau khi ra tòa ly hôn là lời mời "cà phê không?"

Chị kể lại: "Cho đến ngày phải đưa nhau ra tòa, chúng tôi chưa một lần cãi nhau, không ai nói những lời xúc phạm đến người kia. Sau khi ký xong vào đơn ly hôn, chúng tôi cùng ra cửa. Anh đột nhiên bảo: "Cà phê không?". 

Tôi im lặng, gật đầu. Giữa chúng tôi vẫn còn Nhật, con trai tôi, khi đó chưa được 5 tuổi. Và ý nghĩ chợt đến với tôi là chúng tôi phải làm bạn. Nếu không làm bạn thì phải là gì đó gần như thế vì con trai của chúng tôi".

Ở quán cà phê đó, chị và chồng cũ đã có một "bản thỏa thuận" bằng lời. Thỏa thuận này không được viết ra, không có chữ ký xác nhận, nhưng cả hai đều thực hiện một cách nghiêm túc, tự nguyện và bền bỉ. Cũng dễ hiểu vì nó liên quan tới điều họ yêu thương nhất là con.

"Bố mẹ phải cùng đưa con đi chơi, không được thoái thác vì bất cứ lý do nào. Không cãi nhau, không xúc phạm lẫn nhau trước mặt con. 

Không nói xấu nhau trước mặt con. Không kêu ca, phàn nàn, hay thể hiện sự nhếch nhác khó coi trước mặt con. Điều gì khiến con hạnh phúc, sẽ cố gắng làm".

Đó là những "điều khoản" trong bản thỏa thuận của chị và chồng cũ.

"Trong khoảng sáu năm liên tục, chúng tôi duy trì việc đưa con đi chơi vào thứ bảy hoặc chủ nhật, đôi khi là cả hai ngày cuối tuần. Khi con nắm tay bố và mẹ, tôi cảm nhận được rõ sự vui vẻ, phấn chấn. Nếu có một thứ gọi là hạnh phúc sau đổ vỡ hôn nhân, thì chính là điều tôi nhìn thấy trên khuôn mặt con", chị nhớ lại.

Cô giáo chủ nhiệm, phụ huynh lớp của Nhật khi ấy không ai biết Nhật có bố mẹ đã ly hôn. Chị và chồng cũ cùng tham gia những hoạt động do lớp con tổ chức. Có cả những chuyến dã ngoại qua đêm. Gia đình chị cũng đăng ký phòng riêng. 

Đằng sau cánh cửa, chị với con nằm giường, anh nằm ngủ dưới sàn hay sofa. Nhưng bước ra khỏi cánh cửa, họ lại như một gia đình hoàn chỉnh.

"Điều đó sẽ là giả dối nếu như chúng tôi chỉ cố đóng kịch trước mặt người khác. Nhưng không phải thế, chúng tôi ý thức rõ việc mình làm để giảm tổn thương nhất cho con, để duy trì nụ cười của con. 

Chúng tôi đã thực tâm cố gắng để nhìn nhận về nhau với những điều tích cực nhất. Và ở khía cạnh nào đó, con chính là cầu nối để chúng tôi thấy thoải mái hơn. Cả ba chúng tôi cùng vượt qua đổ vỡ như thế".

Dòng đời ngược xuôi nhiều gập ghềnh, nhưng tình yêu con cái đã giúp vượt qua nhiều thử thách gia đình - Ảnh: Q.ĐỊNH

Dòng đời ngược xuôi nhiều gập ghềnh, nhưng tình yêu con cái đã giúp vượt qua nhiều thử thách gia đình - Ảnh: Q.ĐỊNH

"Con ơi, mình có ba nữa nhé?"

Nhiều năm qua đi, tới một ngày, người mẹ cũng phải quyết định đi bước nữa. Chị kể: "Tôi tóm tắt về hình dung cuộc sống khi có người mới với bạn bè theo sự hài hước vốn có: "Ồ, mình dạy văn, anh dạy toán, sau này con mình sẽ không cần phải tốn tiền đi học thêm mà có ba mẹ kèm rồi ". Nhưng kỳ thực, tôi khá căng thẳng. 

Ở nước ta, dù có hàng ngàn hoạt động chống bất bình đẳng giới thì phụ nữ vẫn chịu những áp lực nặng nề khi ly hôn, khi nuôi con một mình và khi… đi bước nữa. Bất kể nguyên nhân gì thì người phụ nữ trong đổ vỡ, người phụ nữ muốn đi tìm hạnh phúc mới đều hay phải nhận những dè bỉu, oán trách, nói chung là sự kỳ thị.

Nhưng khó khăn nhất của tôi lại không đến từ phía dư luận, mà điều chính yếu nhất vẫn là con. Năm đó, Nhật vào lớp 6, cũng là mốc đánh dấu gần mười năm tôi chia tay với cuộc hôn nhân đầu tiên".

Con là người đầu tiên chị phải hỏi ý kiến. Chị chuẩn bị cho điều đó và mường tượng con sẽ có những xáo trộn về tâm lý. Có thể con giận dỗi, tủi thân hoặc có thể phản đối quyết liệt. Trong thâm tâm chị đã nghĩ nếu con không muốn, chị sẽ dừng lại.

Nhưng Nhật không phản đối, cũng không hồ hởi. Con có một vài băn khoăn và sau khi được giải tỏa, con gật đầu đồng ý.

"Chúc ba mẹ hạnh phúc!" - Nhật nói. Con gọi người cũ của chị là "bố" và gọi người đương thời là "ba", cho dễ phân biệt.

Bố của con trai chị cũng có người mới. Họ không thể cùng con dắt tay nhau đi chơi hay "qua đêm" trong một sự kiện nào đó của con như những năm tháng trước đây. 

Nhưng bù lại, họ biết cách để kết nối thành một gia đình lớn. Một gia đình có những lứa tuổi khác biệt nhau, tính cách tưởng chừng xung đột nhau, nhưng có tiếng nói chung là con cái, là sự chân thành và tôn trọng tuyệt đối dành cho nhau.

Nhưng hành trình thích nghi của đứa trẻ vẫn khác với người lớn. Có lần, cô giáo chủ nhiệm lớp 6 của Nhật kể: khi cô yêu cầu học sinh khai thông tin về gia đình, Nhật đã suy nghĩ lâu hơn các bạn. Cuối cùng, con ghi tên mẹ và tên ba.

"Con rất yêu bố. Nhưng hiện tại con và mẹ ở với ba, nên con điền tên ba", Nhật nói với cô giáo chủ nhiệm. Việc đơn giản thế thôi nhưng chị đã khóc khi nhận tấm thiệp mời cô giáo chuyển tới.

Những người mẹ đều hiểu con mình nhất và chị hiểu được đằng sau quyết định đơn giản ấy là gì. Con đã bước qua những hẫng hụt, xáo trộn để chấp nhận người mới bước vào gia đình theo cách của con.

Chị chia sẻ: "Điều cốt yếu mà tôi tin là khi đứa trẻ lớn lên trong sự cân bằng cảm xúc bởi có cả bố và mẹ, thì nó sẽ không có những chọn lựa ích kỷ. Nhật và ba có sự đón nhận nhau chậm rãi và thầm lặng. Và những người tôi thương yêu lại là những người giúp tôi bước qua rào cản định kiến của đi bước nữa".

Tâm sự của người con: không hề có cảm giác về cuộc đổ vỡ

Điều may mắn đầu tiên Nhật xác nhận là mình chưa bao giờ có cảm giác về một cuộc đổ vỡ gia đình.

Nhật nhớ lại: "Mẹ chỉ nói với cháu là bố mẹ không hợp nhau nên phải sống riêng ra. Sống riêng nhưng vẫn là một gia đình. Những ngày nghỉ cuối tuần, những dịp lễ tết hay đi du lịch, cháu luôn có cả bố và mẹ. Bố mẹ cũng không bao giờ nói xấu nhau, thậm chí không cáu kỉnh, cằn nhằn trước mặt con".

Có lẽ một đứa trẻ chỉ cần thế. Nhật còn cho rằng cậu đã "được" nhiều hơn so với những đứa trẻ khác cùng thời. Có thể vì đổ vỡ nên bố mẹ đều chú ý để gạt bỏ những điều có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý con, chủ động sắp xếp để dành thời gian rảnh rỗi cho con, để tâm đến mong muốn, niềm vui, nỗi buồn của con hơn.

Nhật chia sẻ: "Khi lớn hơn, cháu mới hiểu bố mẹ, nhất là mẹ đã tìm cách để cháu tiếp nhận từ từ về hiện trạng gia đình, giúp cháu không bị sốc, không lo âu. 

Cho tới bây giờ khi bố và mẹ đều có gia đình riêng, cháu cũng có gia đình nhỏ của mình thì tất cả vẫn như ở trong một gia đình lớn. Những người lớn trong nhà ít khi dạy dỗ, giáo huấn hoặc cố thanh minh, giải thích về những biến cố đã qua. Cách mọi người đối xử với nhau tự nhiên chân thành và bao dung khiến cháu thấy thoải mái".

Lớn lên trong một đại gia đình như thế, Nhật có cái nhìn lạc quan và nhân hậu. Nhật cho rằng cậu không chỉ may mắn vì có một gia đình "không hề đổ vỡ trong cuộc đổ vỡ" mà cậu có nhiều trải nghiệm, nhiều kỷ niệm hơn nhiều đứa trẻ khác.

Cho đến giờ, điều làm tôi thấy tự hào nhất trong số những việc đã nỗ lực sau ly hôn chính là việc chúng tôi đã luôn bên nhau trong các chuyến đi, các cuộc chơi, trong những sự kiện đáng nhớ của con...

*************************

Thay vì oán trách vợ cũ không có trách nhiệm với con cái, anh lại chỉ áy náy khi mình đã "độc chiếm" các con. Phương bảo anh có hai rơ-mooc, nhưng không phải rơ-mooc phiền muộn mà là những rơ-mooc nhí nhố, đáng yêu, rơ-mooc hạnh phúc.

>> Kỳ tới: Yêu thương của bố

Con trẻ sau cuộc đổ vỡ của cha mẹ - Kỳ 3: Ở với ai - lựa chọn khó cho trẻCon trẻ sau cuộc đổ vỡ của cha mẹ - Kỳ 3: Ở với ai - lựa chọn khó cho trẻ

Vẫn biết những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn sẽ thiệt thòi, nhưng đâu dễ nói hết cảm giác của một đứa trẻ phải đến tòa án để trả lời mình sẽ ở với cha hay mẹ!

Xem thêm: mth.94791120190403202-noh-yl-uas-noc-gnouht-uey-oek-oaig-nab-4-yk-em-ahc-auc-ov-od-couc-uas-ert-noc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Con trẻ sau cuộc đổ vỡ của cha mẹ - Kỳ 4: Bản 'giao kèo' yêu thương con sau ly hôn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools