Nguyên nhân là nhu cầu suy giảm khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại. Báo cáo của OECD nêu rõ các yếu tố chính kìm hãm tăng trưởng ở Đông Nam Á trong năm nay là lạm phát dai dẳng và suy thoái kinh tế toàn cầu. Cũng theo báo cáo, mức lạm phát hiện tại trong khu vực là vừa phải và dưới mức trung bình của các nước OECD.
Trưởng bộ phận châu Á của tổ chức này cho biết, dòng chảy giao thương trong khu vực chậm lại từ quý IV năm ngoái do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ phần nào bù đắp sự suy giảm này, nhấn mạnh dòng chảy xuyên biên giới từ Trung Quốc sẽ là một nguồn quan trọng trong khu vực.
OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á từ 5,6% năm ngoái xuống còn 4,6% trong năm nay. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)
Theo OECD, tăng trưởng dự kiến của Trung Quốc trong năm nay là 5,3%, tăng so với mức 3% của năm ngoái. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế tại Trung Quốc vào đầu năm nay dự kiến sẽ bị kìm hãm bởi sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19.
Báo cáo của OECD lưu ý rằng nhu cầu du lịch tiếp tục bị dồn nén trong khu vực dự kiến sẽ bù đắp một phần cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa yếu kém. Trong khi đó, việc Trung Quốc dỡ bỏ chính sách "Zero COVID" sẽ thúc đẩy lượng khách du lịch đến khu vực, giúp ích cho các nền kinh tế dựa vào doanh thu du lịch quốc tế.
Kinh tế Việt Nam được dự báo có mức tăng cao nhất Đông Nam Á với 6,4% trong năm nay. Tiếp đó là Philippines, Indonesia với mức tăng trưởng dự báo lần lượt là 5,7% và Indonesia là 4,7%.
VTV.vn - Theo báo cáo mới công bố ngày 31/3 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% năm 2023 và 6,6% năm 2024.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.96815557101403202-3202-man-a-man-gnod-cuv-uhk-gnourt-gnat-oab-ud-ah-dceo/et-hnik/nv.vtv