vĐồng tin tức tài chính 365

Đề xuất xây dựng luật về xử lý người chưa thành niên phạm tội

2023-04-11 03:27

Nội dung này được Phó chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Tiến nêu tại phiên làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 10/4.

Việt Nam đang có 7 bộ luật, luật điều chỉnh về tư pháp người chưa thành niên và nhiều văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, TAND Tối cao nhận thấy thủ tục tố tụng hình sự, thi hành án hình sự chưa thực sự thân thiện, chưa đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Hệ thống hình phạt đang áp dụng chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất, hành vi phạm tội của người chưa thành niên; chưa coi trọng đúng mức việc thay thế các hình phạt trong Bộ luật Hình sự bằng biện pháp nhân văn, phù hợp với tâm lý....

Pháp luật hiện hành thiếu thiết chế, cơ chế đặc thù riêng biệt để bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích chính đáng của người chưa thành niên tại các giai đoạn tố tụng; chưa thiết lập được cơ chế điều phối quốc gia về tư pháp người chưa thành niên. Hệ thống pháp luật về tư pháp người chưa thành niên còn tản mạn, nhiều tầng nấc; chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn.

TAND Tối cao nhận thấy việc thi hành pháp luật với người chưa thành niên có lúc, có nơi còn chưa đầy đủ, nghiêm túc. Nhận thức, quan niệm về việc xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật vẫn còn nặng về răn đe, áp dụng hình phạt, chưa chú trọng nhiều đến việc tạo cơ hội cho người chưa thành niên sửa chữa, cải thiện hành vi. "Nhìn chung, công tác bảo vệ người chưa thành niên vẫn còn bất cập; tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật, bị xâm hại vẫn còn diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng", TAND nêu quan điểm.

Vì vậy, dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên được xây dựng với mong muốn đề cao việc giáo dục, hỗ trợ người chưa thành niên tự sửa chữa, cải thiện hành vi; mở rộng việc áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng, hạn chế áp dụng biện pháp mang tính chất giam giữ.

Phó chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Tiến cho biết dự án luật này dự kiến sẽ đề cập 6 nội dung chính.

Nhóm thứ nhất, xây dựng quy trình thủ tục tố tụng thân thiện; cho phép VKS được quyền truy tố người chưa thành niên theo mức hình phạt bằng 1/2 khung tương ứng khi đủ các điều kiện: (1) Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu hoặc tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và không đủ điều kiện được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng; (2) Có sự đồng ý, thỏa thuận với bị hại; (3) Bị can thú nhận hành vi phạm tội trước khi ra bản cáo trạng (truy tố "tùy nghi").

Tại nhóm thứ hai, TAND Tối cao hướng đến hoàn thiện quy định về hình phạt với người chưa thành niên, bao gồm: cải tạo không giam giữ; giáo dục tại trường giáo dưỡng; tù có thời hạn và một số quy định cụ thể khác.

Thứ ba, dự án luật kế thừa, phát triển các quy định hiện hành về các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng...

TAND Tối cao đề xuất giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện chức năng điều phối về tư pháp người chưa thành niên.

Phó chánh án TAND tối cao Nguyễn Văn Tiến trình bày tờ trình sáng 10/4. Ảnh: Phạm Thắng

Phó chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Tiến trình bày tờ trình sáng 10/4. Ảnh: Phạm Thắng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết Ủy ban Pháp luật và Thường trực các Ủy ban thẩm tra nội dung tán thành với đề nghị của Chính phủ và TAND Tối cao đưa dự án này vào Chương trình năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8.

Theo Bộ luật Dân sự 2015, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, được chia thành 3 nhóm: Người chưa đủ sáu tuổi; người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi và người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 quy định, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (28 tội danh). Người từ đủ 16 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Sơn Hà

Xem thêm: lmth.4641954-iot-mahp-nein-hnaht-auhc-iougn-yl-ux-ev-taul-gnud-yax-taux-ed/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đề xuất xây dựng luật về xử lý người chưa thành niên phạm tội”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools