vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp đã hối lộ bao nhiêu tiền để được "bay giải cứu"?

2023-04-11 15:06

Trong bản kết luận điều tra vụ án "chuyến bay giải cứu" của Bộ Công an, Cơ quan An ninh điều tra đã chỉ ra các hành vi Đưa hối lộ, Môi giới hối lộ của nhóm đối tượng thuộc diện doanh nghiệp.

Theo điều tra, số liệu thống kê cho thấy có khoảng hơn 100 doanh nghiệp được cấp phép thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam hồi hương, nhưng thực tế, chỉ có khoảng 20 nhóm doanh nghiệp thực sự là đơn vị triển khai các chuyến bay sau khi được phê duyệt.

Số còn lại là doanh nghiệp cho mượn pháp nhân hoặc đứng ra xin cấp phép chuyến bay, rồi bán quyền được tổ chức các chuyến bay cho doanh nghiệp khác thực hiện.

Để doanh nghiệp được tổ chức các chuyến bay, phải qua nhiều bước, công đoạn khác nhau theo trình tự thủ tục: Có văn bản chấp thuận của Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác 4 Bộ/5 Bộ; có văn bản chấp thuận chủ trương cách ly y tế của UBND các tỉnh, TP. 

Doanh nghiệp đã hối lộ bao nhiêu tiền để được bay giải cứu? - 1

Một chuyến bay giải cứu (Ảnh minh họa: TTXVN).

Trong thời gian đó, doanh nghiệp còn phải ký hợp đồng, đặt cọc tiền thuê tàu bay với hãng hàng không; ký hợp đồng và đặt cọc tiền thuê khách sạn... Do vậy, nếu không được Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác 4 Bộ/5 Bộ và địa phương chấp thuận chuyến bay, chủ trương cách ly y tế, thì doanh nghiệp sẽ chịu thiệt hại lớn về tài chính.

Thời điểm đó, bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, không có nguồn thu hay việc làm khác; trong khi đó họ vẫn phải trả các chi phí như thuê mặt bằng, lương nhân viên... Vì vậy, khi bị yêu cầu hoặc bị gây khó dễ để được phê duyệt, tổ chức chuyến bay, đại diện các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức (trực tiếp hoặc trung gian) đã đưa số lượng lớn tiền cho những người có nhiệm vụ, quyền hạn.

Kết luận điều tra của Bộ Công an đã đề nghị VKSND truy tố 21 người là lãnh đạo, cán bộ của các doanh nghiệp tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam hồi hương, về các tội Đưa hối lộ, Môi giới hối lộ và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong đó, Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng (TGĐ và Phó TGĐ Công ty Bluesky) là 2 bị can đưa hối lộ nhiều nhất, với số tiền hơn 38,5 tỷ đồng. Đứng sau là Hoàng Diệu Mơ (TGĐ Công ty An Bình), đưa hối lộ hơn 34,6 tỷ đồng. Tổng số tiền các bị can là đại diện doanh nghiệp đã đưa hối lộ là hơn 216 tỷ đồng.

Riêng Trần Minh Tuấn (Giám đốc Công ty Thái Hòa) bị xác định có hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Kết luận điều tra chỉ ra, Tuấn dù không có quan hệ nhưng vẫn tự giới thiệu với Phạm Bích Hằng (PGĐ Công ty Du lịch quốc tế) là có nhiều quan hệ, có thể xin cấp phép chuyến bay tại các Bộ, ngành và xin chấp thuận chủ trương tiếp nhận cách ly y tế.

Sau đó, Hằng nhiều lần đưa tiền cho Tuấn để lo việc nhưng Tuấn lại sử dụng vào mục đích cá nhân.

Đến tháng 8/2021, Hằng và Tuấn tái hợp. Hằng đã chuyển cho Tuấn 12,8 tỷ đồng để Tuấn hối lộ cho các lãnh đạo, nhằm xin cấp phép cho Công ty Du lịch quốc tế được tổ chức chuyến bay và được chấp thuận chủ trương cách ly y tế. Tuấn cũng sử dụng một phần số tiền trên để thanh toán và đặt cọc thuê máy bay.

Bộ Công an cho biết, tổng số tiền mà Tuấn đã nhận từ Hằng với mục đích đưa hối lộ là hơn 6,59 tỷ đồng. Tuy nhiên, Tuấn chỉ dùng chưa đến 1 tỷ đồng theo đúng thỏa thuận và chiếm đoạt gần 5,7 tỷ đồng còn lại.

Xem thêm: mth.41652304111403202-uuc-iaig-yab-coud-ed-neit-ueihn-oab-ol-ioh-ad-peihgn-hnaod/taul-pahp/nv.moc.irtnad

Comments:0 | Tags:Pháp luật

“Doanh nghiệp đã hối lộ bao nhiêu tiền để được "bay giải cứu"?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools