vĐồng tin tức tài chính 365

Kế hoạch chấn hưng ngành sản xuất của Mỹ: Dây chuyền 2.0 chỉ cần 2-3 người vận hành, tự tin kéo nhà máy từ Trung Quốc, M

2023-04-12 17:47

Theo dữ liệu của Cục điều tra dân số, chi tiêu xây dựng liên quan đến sản xuất tại Mỹ đạt 108 tỷ USD trong năm 2022. Đây là mức cao nhất từng được ghi nhận, thậm chí nhiều hơn cả ngân sách dùng để xây dựng trường học, trung tâm chăm sóc sức khỏe hay văn phòng.

Nhà máy mới đang mọc lên như nấm tại hầu hết các trung tâm đô thị và vùng nông thôn. Phần lớn sự tăng trưởng đến từ các lĩnh vực công nghệ cao như pin xe điện và chất bán dẫn - hai ưu tiên hàng đầu được hỗ trợ bởi hàng tỷ USD tiền chính phủ. Các doanh nghiệp từng phụ thuộc hoàn toàn vào các quốc gia sản xuất chi phí thấp nay đã tìm được lý do để quay trở về.

Việc theo đuổi tốc độ và tính linh hoạt đã thúc đẩy nhà sản xuất tất FutureStitch Inc, vốn có nhà máy ở Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, quyết định mở nhà máy mới đầu tiên tại Mỹ. Giám đốc điều hành Taylor Shupe cho biết đây là thời điểm thích hợp để bán những đôi tất kỷ niệm trong các sự kiện như NBA Finals hay Kentucky Derby. Kế hoạch xây dựng nhà máy thứ hai cũng đang được ấm ủ khi công ty này phát triển dòng sản phẩm mới.

“Ngày càng có nhiều sự công bằng xung quanh chiến lược 'Made in the USA'. Đối với tôi, đây là nơi để ở”, Giám đốc điều hành Taylor Shupe nói.

Kế hoạch chấn hưng ngành sản xuất của Mỹ: Dây chuyền 2.0 chỉ cần 2-3 người vận hành, tự tin kéo nhà máy từ Trung Quốc, Mexico về quê hương - Ảnh 2.

Kế hoạch chấn hưng ngành sản xuất của Mỹ: Dây chuyền 2.0 chỉ cần 2-3 người vận hành, tự tin kéo nhà máy từ Trung Quốc, Mexico về quê hương - Ảnh 3.

Sản xuất là một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Mỹ. Sức mạnh công nghiệp đã giúp toàn ngành chiến thắng trong Thế chiến II, khi gần một nửa số lao động tại các khu vực tư nhân làm việc trong nhà máy. Tuy nhiên, tỷ lệ này bất ngờ sụt giảm mạnh sau khi công ty Mỹ tìm kiếm các công xưởng sản xuất mới chi phí thấp tại nước ngoài. Năng lực sản xuất, vốn tăng trưởng khoảng 4%/năm trong nhiều thập kỷ, đã chững lại sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới hồi năm 2001.

Dẫu vậy, hồi năm ngoái, năng lực sản xuất của Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất kể từ năm 2015 sau khi tình trạng thiếu hụt lao động hậu đại dịch khiến các nhà sản xuất cân nhắc lại chuỗi cung ứng xa xôi.

“COVID-19 bùng phát và cho mọi người thấy mức độ rủi ro mà họ phải đối mặt”, Chris Snyder, nhà phân tích công nghiệp của UBS nói.

Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, trong 2 năm qua, gần 800.000 việc làm được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất. Sự hậu thuẫn của chính phủ, đặc biệt trong lĩnh vực xe điện và chất bán dẫn, càng thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển.

Tại Lansing, Mich, một khung dầm thép khổng lồ đánh dấu sự bùng nổ tiếp theo của ngành công nghiệp ô tô. Nhà máy đang được xây dựng này thuộc sở hữu của Ultium Cells, liên doanh giữa GM và LG Energy Solution, mục tiêu bắt đầu sản xuất pin EV vào cuối năm 2024. Được biết, nó đã nhận được 666 triệu USD trợ cấp tiểu bang và hưởng lợi từ dịch vụ điện của thành phố.

Ultium nói nhà máy sẽ giúp tạo ra hơn 1.700 việc làm. Con số không lớn, song vẫn đủ để giúp công ty này được nhận hỗ trợ. Hàng trăm công nhân đổ xô vào công trường làm việc kể từ khi công cuộc xây dựng bắt đầu vào năm ngoái. Điều này đã thôi thúc Debi Cheadle, một người dân sống gần đó, mua một chiếc xe nhỏ bán đồ ăn phục vụ công nhân.

Kế hoạch chấn hưng ngành sản xuất của Mỹ: Dây chuyền 2.0 chỉ cần 2-3 người vận hành, tự tin kéo nhà máy từ Trung Quốc, Mexico về quê hương - Ảnh 4.

Thị trưởng Lansing Andy Schor cho biết thành phố này đang thu hút nhiều công ty sản xuất chất bán dẫn. Dây chuyền sản xuất mới mọc lên như nấm sau khi tận dụng lực lượng lao động địa phương được đào tạo bài bản. Tập đoàn Shyft Group chuyên sản xuất các phương tiện chuyên dụng cũng đang mở rộng nhà máy ở phía tây nam thành phố để chế tạo dòng xe tải và xe tải điện. Neogen, công ty chuyên sản xuất các sản phẩm an toàn cho động vật và thực phẩm, thì xây dựng một cơ sở sản xuất ngay gần trung tâm thành phố.

Khoảng 20 dặm về phía bắc Lansing, tại thị trấn nhỏ St. Johns, nhà sản xuất các sản phẩm từ sữa có trụ sở tại Ireland đã cho xây dựng nhà máy với khả năng xử lý 8 triệu pound sữa mỗi ngày. Liên doanh của công ty Glanbia Nutritionals kể từ khi mở cửa vào cuối năm 2020 và hoạt động hết công suất đã xử lý được 1/4 lượng sữa do đàn bò Michigan tạo ra.

Giám đốc công trường Manish Paudel cho biết nhiều người trong số 266 nhân viên nhà máy có kiến thức cơ bản về sản xuất, vậy nên, họ nhanh chóng hiểu được các quy trình tự động hóa phức tạp. Tyler Klein, giám sát viên, cho biết anh gia nhập công ty sau khi từ bỏ một công việc tại nhà máy phụ tùng ô tô.

Theo thị trưởng St. Johns Roberta Cocco, các nhà máy mới đã tiếp thêm sinh lực cho khu mua sắm của thị trấn. Phần lớn hoạt động sản xuất đều được tăng cường. “Điều này cho phép chúng tôi đáp ứng nhanh chóng nhu cầu đang thay đổi của người tiêu dùng”, Giám đốc điều hành Carsten Rasmussen cho biết.

Kế hoạch chấn hưng ngành sản xuất của Mỹ: Dây chuyền 2.0 chỉ cần 2-3 người vận hành, tự tin kéo nhà máy từ Trung Quốc, Mexico về quê hương - Ảnh 5.

Tuy nhiên, việc khôi phục hoạt động sản xuất cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Arnold Kamler, Giám đốc điều hành nhà sản xuất xe đạp Kent International cho biết trước đây, công ty chủ yếu nhập khẩu hàng từ Trung Quốc. Hiện tại, họ muốn bán các sản phẩm được sản xuất hoặc lắp ráp ngay tại Mỹ, song khá e ngại vì lực lượng lao động địa phương không có nhiều kinh nghiệm trong việc chế tạo xe đạp. Kamler cho biết dù đang lên kế hoạch sản xuất vành xe tại nhà máy, song vẫn sẽ phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài.

“Chúng tôi hy vọng một số đối thủ cạnh tranh sẽ cùng chúng tôi sản xuất xe đạp tại đây, qua đó khuyến khích thêm nhiều công ty sản xuất đồ Made in the USA”, Arnold Kamler nói.

Theo Giám đốc điều hành của Stanley Black and Decker, cuộc cách mạng tự động hóa mang lại rất nhiều lợi ích. “Nếu lắp ráp tại Trung Quốc hoặc Mexico, dây chuyền của bạn phải có 50 đến 75 người. Tuy nhiên, với giải pháp tự động ở Bắc Carolina, một dây chuyền chỉ cần 10-12 người. Thậm chí, phiên bản 2.0 sẽ giúp dây chuyền chỉ còn 2-3 người”, vị Giám đốc điều hành nói.

Kế hoạch chấn hưng ngành sản xuất của Mỹ: Dây chuyền 2.0 chỉ cần 2-3 người vận hành, tự tin kéo nhà máy từ Trung Quốc, Mexico về quê hương - Ảnh 6.

Tuy nhiên, theo Gary Gereffi, giám đốc Trung tâm chuỗi giá trị toàn cầu Duke, số lượng nhà máy xây dựng tăng đột biến song vẫn chưa đủ để tạo ra chuỗi cung ứng toàn vẹn trong nước. Nhà máy sản xuất giày tự động được Adidas AG

Kế hoạch chấn hưng ngành sản xuất của Mỹ: Dây chuyền 2.0 chỉ cần 2-3 người vận hành, tự tin kéo nhà máy từ Trung Quốc, Mexico về quê hương - Ảnh 7.

xây dựng ở ngoại ô Atlanta là ví dụ điển hình. Sau khi hoạt động được 2 năm, công ty này đã phải phải đóng cửa nhà máy và chuyển hoạt động sản xuất để “tận dụng tốt hơn năng lực hiện có và linh hoạt hóa thiết kế sản phẩm”.

“Nếu khâu lắp ráp hoặc sản xuất có thể được đặt ở những khu vực giá rẻ, công ty đó sẽ tiết kiệm được một khoản nhất định. Điều đó chắc chắn có trong tâm trí của các nhà sản xuất khi họ nghĩ về nơi đặt nhà máy”, Gary Gereffi nói.

Minh chứng rõ ràng nhất là nhà cung cấp kính mắt có trụ sở tại California Zenni Optical Inc đã đặt hầu hết các cơ sở sản xuất tại Trung Quốc trong suốt 20 năm tồn tại của mình. Vào tháng 5, công ty đã mở nhà máy đầu tiên ở Mỹ gần Columbus, Ohio, để phục vụ tốt hơn cho khách hàng vùng Trung Tây và Bờ Đông.

Rob Tate, Giám đốc sản xuất tại Mỹ, cho biết nhà máy mới đã giúp Zenni có thể giao kính trong vòng 48 giờ kể từ khi khách hàng đặt hàng. Cơ sở mới sử dụng khoảng 100 công nhân, xử lý 2.000 cặp kính mỗi ngày và đặt mục tiêu đạt 14.000 cặp vào cuối năm nay.

Kế hoạch ban đầu của Zenni là biến nhà máy ở Ohio thành phòng thí nghiệm hoàn thiện công đoạn cuối cùng của một cặp kính. Tuy nhiên, những khó khăn trong chuỗi cung ứng khiến Zenni buộc phải đưa cơ sở này thành nơi sản xuất từ A-Z.

Kế hoạch chấn hưng ngành sản xuất của Mỹ: Dây chuyền 2.0 chỉ cần 2-3 người vận hành, tự tin kéo nhà máy từ Trung Quốc, Mexico về quê hương - Ảnh 8.

“Gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đã thôi thúc chúng tôi trở về Mỹ”, ông Tate nói.

Theo David Mindell, giáo sư về lịch sử kỹ thuật và sản xuất tại Viện Công nghệ Massachusetts, sự bùng nổ của các nhà máy báo hiệu rằng nước Mỹ đang bắt đầu một chu kỳ mới.

“Sản xuất ngay từ đầu đã là một phần của câu chuyện Mỹ”, giáo sư David Mindell nói.

Kế hoạch chấn hưng ngành sản xuất của Mỹ: Dây chuyền 2.0 chỉ cần 2-3 người vận hành, tự tin kéo nhà máy từ Trung Quốc, Mexico về quê hương - Ảnh 9.

Theo CNN đưa tin, gần 13 triệu công nhân làm việc trong các nhà máy của Mỹ đang giúp ngành công nghiệp sản xuất ghi nhận lực lượng lao động lớn chưa từng có kể từ sau cuộc Đại suy thoái. Gián đoạn chuỗi cung ứng khiến nhiều công ty Mỹ, vốn phụ thuộc vào các nhà cung cấp ở nước ngoài, đã chuyển trọng tâm sang các nguồn linh kiện và hàng hóa gần nhà hơn.

“Nhiều linh kiệu phải mất hàng tháng trời chế tạo nên họ quyết định sẵn sàng trả giá sản xuất theo mức giá của Mỹ để đẩy nhanh tiến độ”, Giám đốc sản xuất của Jennison Corporation tại Carnegie nói.

Theo: WSJ, CNN

Xem thêm: nhc.195938161214032881-gnouh-euq-ev-ocixem-couq-gnurt-ut-yam-ahn-oek-nit-ut-hnah-nav-iougn-3-2-nac-ihc-02-neyuhc-yad-ym-auc-taux-nas-hnagn-gnuh-nahc-hcaoh-ek/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kế hoạch chấn hưng ngành sản xuất của Mỹ: Dây chuyền 2.0 chỉ cần 2-3 người vận hành, tự tin kéo nhà máy từ Trung Quốc, M”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools