Các báo cáo trong vài tháng gần đây cho thấy lạm phát của Mỹ đã có dấu hiệu hạ nhiệt, sau các đợt tăng lãi suất của FED. Tuy nhiên, xu hướng này có thể sẽ không kéo dài, sau những diễn biến mới của tình hình giá dầu thế giới. Đó là nhận định được báo chí Mỹ đưa ra ngay trước thềm công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 3.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 của nước Mỹ sẽ là chỉ báo quan trọng về tình hình lạm phát của nước này và giúp thị trường có thêm gợi ý về chính sách tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), đặc biệt khi giá dầu thô không ngừng tăng sau thông tin từ OPEC+.
CNBC cho biết giá dầu trong phiên ngày thứ Ba (11/4) tại Mỹ tiếp tục tăng khi thị trường chờ thông tin lạm phát của Mỹ và Trung Quốc. Thông tin này sẽ giúp các nhà đầu tư đánh giá được quỹ đạo ngắn hạn về lãi suất.
Nhà phân tích cao cấp tại OANDA bình: "Nhu cầu về dầu trong ngắn hạn sẽ sớm được làm rõ. Tuần này, chúng ta cũng sẽ rõ hơn liệu kinh tế Mỹ có đang bước vào vòng suy thoái không".
Người dân mua sắm tại một cửa hàng tạp hóa ở California, Mỹ. (Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg)
Trang tài chính CNN nhận định thông báo cắt giảm sản lượng dầu bất ngờ của OPEC+ sẽ làm cho công việc của FED trở nên phức tạp hơn và có thể khiến lạm phát của Mỹ khó lường. Giá năng lượng vốn đóng góp 7,5% vào chỉ số giá tiêu dùng nói chung, đã tăng 5% trong tháng 2. Hiện, giá dầu lại tăng lên một lần nữa, lạm phát chung sẽ có thể tăng tiếp trong thời gian dài hơn.
Lượng cung dầu giảm sẽ khiến giá dầu, xăng tăng. Năng lượng tăng giá sẽ khiến giá hàng hóa gián tiếp tăng theo. Hiện người tiêu dùng trên toàn nước Mỹ đang phải trả mức giá xăng trung bình 3,55 USD/gallon, cao hơn của 1 tháng trước.
Bài toán kiểm soát lạm phát không chỉ khó tại Mỹ. Nhật báo phố Wall dự báo chỉ số CPI tháng 3 sắp được công bố sẽ cho thấy lạm phát lõi tăng 0,4%. Lạm phát cơ bản thường niên tăng khoảng 5,6%, xa mốc mục tiêu 2% của FED. Do đó cơ quan này buộc phải giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng vừa nhận định kinh tế Mỹ và toàn cầu có thể phải đối mặt với khó khăn khi đối diện với lạm phát cao và lãi suất tăng.
Lạm phát toàn cầu đã tăng trung bình 7% trong năm nay. Theo IMF, nó khó có thể giảm về mức thấp trước kia trước năm 2025. Do đó, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn khó khăn về tăng trưởng với rủi ro về tài chính cũng như lạm phát.
VTV.vn - Lạm phát đang ảnh hưởng đến tất cả người Mỹ, nhưng những gia đình có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nhiều hơn, báo cáo của DC News Now gần đây cho biết.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.28394431121403202-cul-pa-ueihn-court-gnud-ym-tahp-mal/et-hnik/nv.vtv