Vào lúc 1h sáng (giờ Việt Nam) ngày 12-4, vàng giao ngay tăng 0,8% lên 2.005,79 USD/ounce. Trong khi giá vàng tương lai của Mỹ cũng tăng 0,8% ở mức 2.019,00 USD/ounce, theo Hãng tin Reuters.
Ông Bart Melek, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng đầu tư TD Securities, cho biết: “Ở giai đoạn hiện tại, thị trường không đặc biệt quan tâm đến việc liệu chúng ta có nhận được thêm 25 điểm cơ bản từ Cục Dự trữ liên bang (Fed) vào tháng 5 nữa hay không".
Chủ tịch Fed New York, ông John Williams, cho biết triển vọng Fed chỉ tăng lãi suất cơ bản một lần nữa lên 25 điểm là một điểm khởi đầu hữu ích.
Trong khi đó, Chủ tịch Fed khu vực Chicago Austan Goolsbee cho biết khi đối mặt với căng thẳng của hệ thống ngân hàng gần đây, Ngân hàng Trung ương Mỹ nên thận trọng về việc tăng lãi suất.
Vàng đã giảm gần 1% vào ngày 10-4, sau khi dữ liệu việc làm mạnh lên của Mỹ vào ngày 7-4 làm tăng khả năng tăng lãi suất trong tháng 5 lên khoảng 70%.
Dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ dự kiến công bố ngày 12-4 cũng có thể mang lại những dấu hiệu về việc Fed sẽ tiếp tục chiến dịch chống lạm phát.
Nhà phân tích Warren Venketas của Cổng thông tin tài chính DailyFX bình luận: “Nếu CPI tăng cao hơn và với chính sách thắt chặt tiền tệ thì lợi suất thực tế có thể tăng cao hơn, từ đó làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng”.
Nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương không nên ngừng cuộc chiến chống lạm phát vì rủi ro ổn định tài chính.
Vàng tăng đã kéo theo bạc tăng 0,8% lên 25,08 USD/ounce, bạch kim tăng 0,6% lên 997,20 USD, trong khi palladium tăng 3% lên 1.454,17 USD.
Nhu cầu tiêu thụ vàng toàn cầu (không bao gồm thị trường OTC) trong năm 2022 tăng gần 18% so với năm 2021, đạt 4.741 tấn - mức cao nhất kể từ năm 2011.
Xem thêm: mth.14804951121403202-dsu-000-2-cum-auq-gnat-ioig-eht-gnav-aig/nv.ertiout