"Đoàn tàu đang chạy nhanh nhưng đột ngột phanh lại, mọi gia tốc, quán tính tích lũy đều biến mất hết. Muốn chạy lại như vận tốc ban đầu, phảicần thời gian lấy lại đà", TS Huân nói.
Theo chuyên gia, nghẽn về tiền thì phải khơi lại được dòng tiền. Thời gian qua, giải pháp kích cầu, khuyến mãi của Sở Công Thương để tăng sứcmua chưa hiệu quả.
Điểm mấu chốt, theo chuyên gia tư vấn doanh nghiệp Đỗ Hòa, TP HCM cần giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí. Trong khi việc giảm thuế, phíthuộc thẩm quyền cấp Trung ương, giải pháp TP HCM có thể triển khai ngay là tạm thời nới lỏng quy định quản lý đô thị như tăng thời gian, cáctuyến đường xe chở hàng, khách du lịch được lưu thông. Theo ông, điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận chuyển, qua đó có thể giảm giábán, có thêm khách hàng trong giai đoạn khó khăn hiện tại.
Quan trọng hơn, khi sản xuất, xuất khẩu phụ thuộc vào "sức khỏe" của các nền kinh tế lớn trên thế giới, các chuyên gia cho rằng TP HCM chỉ cóthể làm chủ một công cụ: đầu tư. Đây là cách tốt nhất để đưa tiền vào nền kinh tế.
Chủ tịch TP Phan Văn Mãi cũng xác định khi khó khăn, phải tập trung vào những gì đang có trong tay. Trong đó, đầu tư công sẽ đi đầu, tiếp theolà tháo gỡ vướng mắc cho các dự án của khu vực tư nhân. Hiện, thành phố còn khoảng 42.500 tỷ đồng vốn ngân sách chờ chi tiêu trong 9 tháng cuốinăm.
Đại diện nhóm doanh nghiệp xây dựng và vật liệu, ông Đinh Hồng Kỳ mong muốn hoạt động giải ngân đầu tư công quyết liệt hơn. Trong bối cảnh thịtrường trong nước và thế giới vẫn chưa rõ khi nào hồi phục, doanh nghiệp càng khao khát tiếp cận các dự án đầu tư công để duy trì việc làm chongười lao động, đi qua khó khăn.
Để giải ngân dòng tiền này, cần vốn và cơ chế, theo TS Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TP HCM, đồng thời là đại biểuHĐND. Ông Thắng cho rằng, thành phố không thiếu nhân tài nhưng mấu chốt nằm ở lòng tin của cán bộ công chức. "Yêu cầu dám nghĩ, dám làm, dám đổimới, sáng tạo được nhắc đi nhắc lại nhưng phạm vi cho phép lại chưa được xác định cụ thể. Kết quả là cán bộ chỉ làm theo đúng quy trình, tiến độđã được giao, hạn chế nguy cơ bị yêu cầu giải trình, kiểm điểm", ông Thắng nói.
Chính quyền thường giải thích việc tiêu tiền chậm vào quý đầu năm là đúng kế hoạch do giai đoạn này thường làm thủ tục, tiền chưa ra khỏi Khobạc Nhà nước dù dự án vẫn có tiến triển. Ông Thắng cho rằng cách giải thích này không sai, nhưng bối cảnh hiện tại đòi hỏi sự đột phá của đội ngũcán bộ.
"Sao cứ phải thận trọng, bám theo kế hoạch mà không chạy nhanh, chạy mạnh ngay từ đầu năm?", ông Thắng đặt câu hỏi. "Làm càng nhanh, càng tốtcho kinh tế. Còn càng kéo dài, càng tổn thất. Hãy khen thưởng cho những người làm vượt tiến độ".
Con số tăng trưởng 0,7% không chỉ là việc của riêng TP HCM, mà còn là vấn đề chung. Với vai trò đóng góp hơn 25% tổng ngân sách của cả nước,việc TP HCM chậm phục hồi sẽ ảnh hưởng lớn đến cả nước.
Vì vậy, ông Thắng đề xuất Trung ương giao quyền tự quyết mạnh hơn cho TP HCM. "Thành phố phải có sự tự chủ cao hơn. Lúc thuận lợi thì khác,còn lúc khó khăn thấy rõ sự phân phối quyền lực, trách nhiệm chưa hợp lý", vị đại biểu nêu.
Cùng quan điểm, Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Nguyễn Minh Cường đánh giá những người chịu trách nhiệmdường như đang ngần ngại nên cần có chính sách khuyến khích thích đáng. Bên cạnh đó, ông khuyến nghị Trung ương nên đặt nặng chính sách tăngtrưởng hơn, tức ưu tiên nới lỏng bằng việc tiếp tục giảm lãi suất và cắt giảm thuế, phí cho doanh nghiệp.
TS Nguyễn Hữu Huân cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần công bố định hướng điều hành chính sách tiền tệ rõ ràng để giải phóng nguồn tiền. Khi ngườidân, doanh nghiệp còn mù mờ về xu hướng lãi suất, không rõ tăng - giảm, họ không thể lên kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư hiệu quả. Đến khichính sách được ban hành, doanh nghiệp mới bắt tay vào làm, tác động đến nền kinh tế sẽ có độ trễ lớn.
Tháng ba, bối cảnh vĩ mô bắt đầu "dễ thở" hơn khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành. Các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bangMỹ (Fed) cũng chậm lại. Đây là cơ hội để TP HCM giải quyết các vấn đề hiện có, lấy lại tốc độ phát triển trước khi các biến động mới ập đến.
Đầu năm 2023, TP HCM đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 7,5-8%. Thế nhưng, đi hết 1/4 chặng đường, "đầu tàu" kinh tế chỉ tăng 0,7%. Để hoàn thànhkế hoạch, 9 tháng còn lại thành phố sẽ phải chạy hết tốc lực, tăng trưởng đều đặn hai chữ số.
Chọn đúng ưu tiên và giải quyết sự trì trệ của bộ máy là hai điểm mấu chốt để TP HCM đi lên từ đáy tăng trưởng quý I, theo TS Trần Du Lịch."Phải phân bổ, tính toán cụ thể công việc phải làm của từng tháng, từng ngày. Không nói chung chung những câu như đẩy mạnh, tăng cường nữa. Nhưvậy, cả hệ thống mới có chuyển biến", TS Lịch nói khi tư vấn cho thành phố trong buổi họp đầu tháng 4.
Viễn Thông - Việt Đức - Thu Hằng - Hoàng Khánh
Xem thêm: lmth.8172954-mch-pt-uat-uad-ial-yad/ten.sserpxenv