CTCP Đầu tư Sao Thái Dương (HoSE: SJF) vừa có văn bản giải trình về ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán; biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HoSE).
Trước đó ngày 5/4, HoSE đã có thông báo đưa cổ phiếu của Sao Thái Dương vào diện cảnh báo kể từ ngày 12/4 do tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ với BCTC hợp nhất năm 2022 của công ty.
Tại thời điểm kiểm toán, đơn vị kiểm toán chưa chánh giá được tình hiệu quả cũng như khả năng hoàn vốn của hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển SCO cũng như khoản đầu tư vào Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tona với số tiền tại thời điểm 31/12/2022 lần lượt là 101, tỷ đồng và 147 tỷ đồng. Theo đó, việc tính hiện giá trị dự phòng (nếu có) cho các khoản đầu tư này chưa xác định được.
Về vấn đề này tư Sao Thái Dương giải trình rằng CTCP Đầu tư và Xây dựng Tona hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, trang trí nội thất, hiện công ty này có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định.
Thế nhưng tại thời điểm lập BCTC của đơn vị kiểm toán, Sao Thái Dương chưa thu thập được BCTC năm 2002 của CTCP Đầu tư và Xây dựng Tona nên chưa có căn cứ tính toán giá trị dự phòng (nếu có) cho khoản đầu tư này.
Đối với khoản đầu tư của công ty con là Công ty cổ phần Sunstar Bootech Việt Nam với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển SCO; hiện tại Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển SCO đang có các dự án trong giai đoạn triển khai nên chưa có căn cứ đánh giá hiệu quả cũng như khả năng hoàn vốn của Hợp đồng hợp tác đầu tư này.
Về biện pháp và lộ trình khắc phục, Sao Thái Dương sẽ làm việc trực tiếp với Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tona và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển SCD để cập nhật tình hình hoạt động và dự án để có thông tin chi tiết hơn giúp đơn vị kiểm toàn đánh giá được hiệu quả đầu từ việc 2 công ty này.
Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo kiểm toán, cả năm 2022 doanh thu thuần của Sao Thái Dương đạt 172 tỷ đồng, giảm 66%. Do chi phí tăng cao, công ty báo lỗ gần 32,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 18,5 tỷ đồng.
Đây là năm thứ hai trong vòng nửa thập kỷ trở lại đây, công ty ghi nhận lỗ sau thuế.
Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của SJF đã giảm 10% xuống gần 1.049 tỷ đồng. Nợ phải trả của công ty giảm 34% xuống 209 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn đạt hơn 71 tỷ đồng, giảm 40%, khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn đạt 43 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần con số đầu năm.