vĐồng tin tức tài chính 365

Chip Việt mới bắt đầu cuộc đua

2023-04-15 14:44
Sản xuất chip đòi hỏi kỹ thuật rất cao và vốn đầu tư rất lớn. Trong ảnh: sản xuất chip tại nhà máy của Samsung tại Việt Nam

Sản xuất chip đòi hỏi kỹ thuật rất cao và vốn đầu tư rất lớn. Trong ảnh: sản xuất chip tại nhà máy của Samsung tại Việt Nam

Theo Bloomberg, trong bảy tháng vừa qua, chip từ Việt Nam đã chiếm hơn 10% số lượng chip nhập khẩu của Mỹ. 

Riêng tháng 2-2023, Việt Nam đã xuất khẩu chip vào Mỹ đạt doanh số 562,5 triệu USD, tăng khoảng 240,8 triệu USD so với tháng 2-2022. Xét về mặt doanh số, Việt Nam đứng hạng ba châu Á, sau Malaysia và Đài Loan, trong hoạt động xuất khẩu chip bán dẫn vào Mỹ.

Sân chơi của các "ông lớn" FDI

Nhận định về hoạt động xuất khẩu chip bán dẫn từ Việt Nam trong những tháng đầu năm nay, ông Nguyễn Văn Toàn - phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - cho biết đa số xuất khẩu chip hiện nay là của doanh nghiệp FDI.

Trong lĩnh vực sản xuất chip hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Intel, Foxconn... đang chi phối. 

Và trên thực tế doanh nghiệp Việt rất khó tham gia hoặc hàm lượng tham gia rất thấp, đa số chỉ có người lao động tham gia lắp ráp, còn bí kíp công nghệ thì doanh nghiệp FDI nắm, ông Toàn cho biết thêm.

Cũng theo ông Toàn, trong sản xuất chip có hai công đoạn, đó là thiết kế con chip, phần mềm hoạt động và sản xuất, lắp ráp thành con chip hoàn chỉnh. 

Các doanh nghiệp sản xuất chip lớn tại Việt Nam hiện chỉ thuê đất, nhà xưởng, người lao động Việt, còn công nghệ là hoàn toàn của họ. Rất ít doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi cung ứng, sản xuất của Intel. 

Ông Toàn cho rằng xuất khẩu chip tăng thì Việt Nam cũng được lợi về thuế nhưng sâu xa hơn cần biến một phần giá trị sản xuất, xuất khẩu thành của mình mới có được giá trị gia tăng cao.

Một chuyên gia công nghệ cho rằng cái được qua việc xuất khẩu chip từ Việt Nam là sự cải thiện về hình ảnh, thay cho trước đây Việt Nam là địa điểm xuất khẩu hàng may mặc thì nay có thêm chip, chứng tỏ Việt Nam thu hút FDI lĩnh vực công nghệ cao hiệu quả và từ đây là bước đầu để Việt Nam tiến tới bước đi xa hơn là có doanh nghiệp sản xuất chip thực sự thay vì chỉ làm công đoạn cuối.

Mẫu tấm wafer chip vi mạch đầu tiên của FPT Semiconductor - Nguồn: fpt.com.vn

Mẫu tấm wafer chip vi mạch đầu tiên của FPT Semiconductor - Nguồn: fpt.com.vn

Thành công bước đầu của Viettel

Thực tế những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu tại Việt Nam như Viettel, FPT cũng chỉ mới bước đầu bắt tay vào sản xuất chip bán dẫn, bởi đây là lĩnh vực đòi hỏi công nghệ tinh vi, vượt tầm nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Vinh Quang - giám đốc điều hành FPT Semiconductor - khẳng định FPT đã sản xuất được chip và đang trong giai đoạn production (sản xuất hàng loạt). Dự kiến tháng 6 tới, FPT bắt đầu giao chip đến những khách hàng đầu tiên. Về chủng loại, FPT sản xuất chip nguồn (Power IC) và chưa xuất khẩu. 

Thời gian qua, FPT đã gửi sample (bản dùng thử) cho khách hàng kiểm tra trên sản phẩm của họ. Dự kiến FPT sẽ giao đến khách hàng tại Nhật Bản, Đài Loan trong thời gian tới.

Còn tại cuộc làm việc của Thủ tướng với Viettel vào đầu tháng 3-2023, ông Tào Đức Thắng - chủ tịch Viettel - thông tin trong 5 năm tới, tập đoàn tập trung nghiên cứu phát triển chip cho ba ứng dụng: hạ tầng viễn thông (5G, 6G); ứng dụng IoT và AI (Automotive, Healcare, AI Camera); quân sự và hàng không vũ trụ (Chip RF Front-end công suất cao cho X-band Radar, K-band Radar).

Tại Hội nghị di động thế giới 2023 (MWC 2023) mới đây ở Tây Ban Nha, Viettel cùng với Qualcomm đã công bố nghiên cứu, sản xuất thành công khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G đầu tiên trên thế giới sử dụng chipset ASIC theo tiêu chuẩn Open RAN. 

Theo đại diện của Viettel, đây là bước đột phá, mở ra cơ hội thay đổi ngành công nghiệp sản xuất thiết bị hạ tầng mạng viễn thông do có khả năng giảm giá thành, xóa bỏ sự lệ thuộc vào chipset độc quyền của các nhà sản xuất thiết bị khác trên thế giới. Kết quả này là nỗ lực rất lớn của đội ngũ kỹ sư Viettel đang làm việc tại Tổng công ty Công nghiệp công nghệ cao (VHT).

Ông Nguyễn Vũ Hà - tổng giám đốc VHT - nói việc công bố hoàn thành trạm phát sóng 5G sử dụng giải pháp chipset QRU100 5G RAN và X100 5G RAN của Qualcomm là bước đột phá thay đổi ngành công nghiệp sản xuất thiết bị hạ tầng mạng viễn thông bằng khả năng giảm giá thành, tối ưu hiệu năng, xóa bỏ sự lệ thuộc vào chipset độc quyền của các vendor truyền thống.

 Điều này đã hiện thực hóa hướng đi trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và thương mại hóa sản phẩm công nghệ cao của Viettel.

Nguồn nhân lực Việt cho công nghệ Việt

Sáng 14-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm, làm việc với Trường đại học FPT và Công ty TNHH phần mềm FPT, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Báo cáo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình cho biết hiện là thời điểm thích hợp để tạo ra sức hấp dẫn mới cho ngành công nghệ Việt Nam nói chung và thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhờ nguồn lao động kỹ thuật có chứng chỉ, bằng cấp dồi dào.

"Thậm chí đó là nguồn nhân lực công nghệ cao và rất cao như AI, chip, IoT, big data, kỹ thuật xe điện... Với 100 triệu dân, Việt Nam có thể trở thành trung tâm giáo dục đào tạo công nghệ của thế giới. Tiềm năng Việt Nam có thể đứng cao trong top 5 - top 10 thế giới về công nghệ thông tin, nông nghiệp và du lịch", ông Bình dự báo.

Phát biểu tại buổi làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ việc đào tạo cần tập trung vào các ngành đang có xu thế trên thế giới, phát triển bền vững, phải đi đúng hướng, phù hợp hoàn cảnh, con người Việt Nam.

"Đào tạo nhân lực của chúng ta đi sau nhưng phải về trước, muốn thế phải đi đúng hướng. Đó là đi vào những ngành có thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh của đất nước, đồng thời đi thẳng vào những ngành thế giới đang hướng đến như chuyển đổi số, phát triển xanh, chống biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế tri thức, phát triển kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường sinh thái", ông nhấn mạnh.

NGUYÊN BẢO

* Bà Đỗ Thị Thúy Hương (ủy viên ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam):

Intel ở Việt Nam làm công đoạn cuối

Nói là sản xuất chip của Intel tại Việt Nam, nhưng thực tế các linh kiện và công đoạn chính làm tại nhà máy ở Singapore và một số nơi khác, sau đó đưa về Việt Nam để "packaging".

Nếu dịch theo nghĩa thông thường thì được hiểu là "đóng gói", nhưng thực chất đây là giai đoạn gia công con chip ở khâu cuối cùng. Sau đó sản phẩm sẽ được xuất khẩu ở Việt Nam và được ghi nhận là sản xuất tại Việt Nam. Như vậy tỉ trọng sản xuất ở nước khác nhiều hơn và ở Việt Nam làm công đoạn cuối cùng với giá trị gia tăng thấp hơn.

Việt Nam chưa có tên trong bản đồ sản xuất chip của thế giới, ngành sản xuất điện tử của Việt Nam cũng chưa thực sự có dấu ấn gì nhiều ngoài các doanh nghiệp FDI. Hầu hết doanh số sản xuất, xuất khẩu đều đến từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Sản xuất chip là công nghệ nguồn nên rất khó để đòi hỏi chuyển giao công nghệ, kể cả là công nghệ cũ. Nguyên liệu cho sản xuất chip ở Việt Nam không đủ nên hiện nay cũng phải nhập khẩu nhiều, nguyên liệu tinh thì phải chế biến, cũng chủ yếu nhập từ nước ngoài.

* ThS Nguyễn Phúc Vinh (chuyên gia về vi mạch):

Doanh nghiệp Việt hiện chỉ làm được mức thiết kế

Chúng ta cần phải hiểu rõ rằng việc tạo ra một sản phẩm chip điện tử hoàn chỉnh gồm nhiều quy trình công nghệ phức tạp.

Có thể tóm gọn quy trình gồm: thiết kế, sản xuất bán dẫn trên wafer (tấm nền silicon để in khắc các vi mạch), kiểm thử và đóng gói.

Tại Việt Nam chúng ta hiện mới chỉ có các doanh nghiệp làm thiết kế và các doanh nghiệp kiểm thử, đóng gói sản phẩm. Chúng ta hiện chưa có nhà máy sản xuất bán dẫn với quy mô công nghiệp nào tại Việt Nam.

Hiện các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam như của Intel ở TP.HCM, nhà máy của Samsung ở Thái Nguyên hay nhà máy của Amkor tại Bắc Ninh đều chủ yếu ở dạng kiểm thử và đóng gói sản phẩm chip rồi xuất xưởng. Trong khi đó, các doanh nghiệp của Việt Nam hiện chỉ tập trung nhiều ở khâu thiết kế.

N.AN - Đ.THIỆN ghi

Hơn 3,5 tỉ sản phẩm từ nhà máy chip Intel tại Việt Nam

Nhân viên làm việc tại Nhà máy Intel Products Việt Nam - Ảnh: Intel cung cấp

Nhân viên làm việc tại Nhà máy Intel Products Việt Nam - Ảnh: Intel cung cấp

Hãng tin Bloomberg gần đây đánh giá "Việt Nam có thị trường sản xuất chip bán dẫn lớn". Trong đó lượng chip xuất xưởng từ nhà máy của Intel tại Việt Nam được xem là nhân tố quan trọng góp phần lớn trong việc đưa Việt Nam vào top 4 xuất khẩu chip sang Mỹ.

Ông Kim Huat Ooi - phó chủ tịch phụ trách về sản xuất và vận hành kiêm tổng giám đốc Công ty TNHH Intel Products Việt Nam (IPV) - trả lời Tuổi Trẻ:

- Nhà máy Intel tại Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu của chúng tôi. Đây là nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất trong mạng lưới của Intel.

Nhà máy Intel tại Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu của chúng tôi. Đây là nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất trong mạng lưới của Intel.
Ông Kim Huat Ooi

* Ông có thể cho biết số lượng chip Intel Việt Nam đã xuất xưởng? Quá trình đó đã diễn ra như thế nào?

- Intel tham gia đầu tư vào thị trường Việt Nam từ rất sớm khi công bố thành lập nhà máy vào năm 2006. Đến nay chúng tôi vẫn là nhà đầu tư lớn nhất đến từ Mỹ trong lĩnh vực công nghệ cao. Sự có mặt của Intel đã phần nào giúp các nhà đầu tư công nghệ cao lớn khác nhận thấy được tiềm năng tại Việt Nam.

Đến cuối năm 2022, nhà máy đã xuất tổng cộng 3,5 tỉ đơn vị sản phẩm. Đây là một bước tiến lớn trong việc tăng tốc sản xuất, bởi tính đến đầu năm 2020 chỉ có 2 tỉ sản phẩm được xuất xưởng. 

Tức là nhà máy mất hơn 10 năm để xuất xưởng 2 tỉ sản phẩm đầu tiên, nhưng để tạo ra 1 tỉ sản phẩm sau đó, nhà máy chỉ cần hơn một năm! Con số ấn tượng này thể hiện tầm quan trọng của Intel Việt Nam đóng góp vào sự tăng trưởng của chúng tôi trong khu vực cũng như trên toàn cầu.

* Intel sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam?

- Việt Nam là một phần quan trọng trong mạng lưới sản xuất toàn cầu của Intel. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam dựa trên nhu cầu thực tế từ các hoạt động kinh doanh.

Đồ họa: T.ĐẠT

Đồ họa: T.ĐẠT

* Theo ông, Việt Nam cần làm gì để thu hút thêm nhiều doanh nghiệp tỉ đô như Intel?

- Việt Nam đã và đang nỗ lực kiện toàn môi trường đầu tư và đơn giản hóa thủ tục hành chính. Dù vậy, để thu hút đầu tư nhiều hơn nữa cũng như đón đầu các cơ hội nghiên cứu và phát triển (R&D), Chính phủ cần cải tổ một số chính sách đáp ứng nhu cầu kinh doanh, cải thiện quy trình hành chính giúp ra quyết định nhanh hơn cũng như tiếp tục đầu tư vào nhân lực chất lượng cao nhằm bồi dưỡng nguồn nhân tài. Nhờ khả năng kiểm soát tốt đại dịch COVID-19, Việt Nam đã nâng cao uy tín đối với cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư, giúp họ vững tâm mạnh dạn mở rộng tại Việt Nam.

* Việt Nam nên tập trung điều gì để phát triển công nghiệp vi mạch nói riêng, tham gia sản xuất chip nói chung?

- Nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của mọi công ty. Hiện nay chúng ta vẫn còn thiếu nguồn nhân lực kinh nghiệm chất lượng cao và sinh viên tốt nghiệp các khối ngành kỹ thuật, công nghệ. 

Đầu tư vào phát triển nhân lực với các chương trình STEAM (kết hợp đầy đủ năm lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học), tận dụng lợi thế của ba cụm trụ cột quan trọng của TP Thủ Đức gồm Khu công nghệ cao TP.HCM - Đại học Quốc gia - Khu công nghiệp Linh Trung và nên có chương trình phát triển đào tạo nhân lực 3-5 năm phục vụ ưu tiên cho ba trụ cột này.

ĐỨC THIỆN thực hiện

Việt Nam lọt top 4 châu Á xuất khẩu chip bán dẫn vào MỹViệt Nam lọt top 4 châu Á xuất khẩu chip bán dẫn vào Mỹ

Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Campuchia dẫn đầu việc gia tăng mạnh xuất khẩu chip bán dẫn vào thị trường Mỹ trong năm nay. Việt Nam đã chiếm hơn 10% số lượng chip nhập khẩu của Mỹ trên toàn thế giới trong 7 tháng liên tiếp.


Xem thêm: mth.94464949051403202-aud-couc-uad-tab-iom-teiv-pihc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chip Việt mới bắt đầu cuộc đua”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools