"Vàng trắng" trên biển
Suốt đêm, họ rũ sạch bùn khỏi lưới để vớt ra "báu vật": Những con lươn trong suốt ngoằn ngoèo. Ngư dân cho nó vào bình chuyên dụng, một số treo bình quanh cổ bằng dây thừng.
"Đôi khi nó là vàng, đôi khi nó là bùn", ngư dân Dai Jiasheng, cho biết loài lươn này được gọi là lươn Nhật Bản, có giá trị như "vàng trắng".
Mỗi năm, loài lươn này sẽ trôi theo dòng hải lưu và kéo bao thế hệ ngư dân đến bờ biển đảo Đài Loan (Trung Quốc).
Nhưng sức hấp dẫn đó đang phai nhạt dần.
"Chúng tôi từng nghĩ rằng công việc này có thể kiếm tiền nhưng giờ ngày càng có nhiều người không chắc như vậy", Dai Jiasheng nói với The New York Times (NYT-Mỹ).
Trong những thập niện 80, 90, ngành công nghiệp đánh bắt lươn của đảo Đài Loan phát triển mạnh mẽ. Có những năm, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Đài Loan sang Nhật Bản đã đạt 600 triệu USD.
Tuy nhiên, quần thể lươn đang suy giảm mạnh trên toàn thế giới do đánh bắt quá mức cũng như biến đổi khí hậu gần đây.
Guo Qiongying, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Xuất khẩu Tôm và Lươn đảo Đài Loan, cho biết: "Biển ấm hơn, cá bơi càng sâu".
Những ngư dân như Dai Jiasheng bán lươn cho các lái buôn với gia 40 USD/gram. Trong khi đó, giá vàng dao động khoảng 63 USD/gram.
Guo Qiongying sở hữu một nhà máy sơ chế lươn ở đảo Đài Loan (Trung Quốc).
Bà là người phụ nữ hiếm hoi trong ngành công nghiệp do nam giới thống trị này. Một đêm mùa đông, bà xỏ giày đi khắp xưởng, gọi điện cho khách hàng, thỉnh thoảng nhúng tay xuống ao bắt lươn đang bơi, phân loại cho vào ống.
Guo Qiongying vào nghề năm 21 tuổi. Khi đó, bà làm việc một công ty xuất nhập khẩu lươn của Nhật Bản. Lần đầu tiên bà nhìn thấy lươn khi đến thăm một nhà máy đóng gói với tư cách là phiên dịch viên. Bà vô cùng ngạc nhiên khi thấy những người công nhân có thể bắt lươn bằng tay không và đánh giá chính xác trọng lượng của nó.
Guo Qiongying đã làm việc trong công ty đó 17 năm. Năm 1992, bà bắt đầu kinh doanh riêng, dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm được để mua thiết bị nhà máy.
Bà nói, trước khi trở nên giàu có như hiện tại, bà thường phải qua đêm trong xe.
Giờ đây, bà Guo sở hữu một chiếc xe mui trần và bà được mệnh danh là "Nữ hoàng lươn" trên đảo Đài Loan (Trung Quốc).
Công việc khó khăn
Để bắt lươn, ngư dân thường đứng hàng giờ đồng hồ trên biển. Họ lần lượt thả những chiếc lưới giống như chiếc thúng hoặc buộc mình vào những chiếc neo kim loại trên bãi biển, trước khi bơi ra xa hơn.
Chen Zhichuan, cho biết anh suýt chết đuối khi đang câu lươn dưới nước. "Tôi không đủ sức để giữ sợi dây. Tôi buông tay và thả mình trôi tự do", anh nhớ lại,
"Bây giờ tôi có nhiều kinh nghiệm hơn", Chen Zhichuan, người mặc bộ áo liền quần cao su màu xanh lá cây và đi ủng màu vàng, nói. "Tôi sẽ không đẩy mình xa như vậy nữa", anh nói rồi lại thả mình vào những con sóng.
Chen Zhichuan cho biết anh kiếm được 8.000 USD trong mùa đánh bắt này, mặc dù không được như những năm trước nhưng anh vẫn khá hài lòng.
Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, giá lươn giảm mạnh khi các nhà hàng đóng cửa và hoạt động vận chuyển toàn cầu rơi vào hỗn loạn.
Zhang Shiming, 61 tuổi, cho biết, vào đầu những năm 1990, một nhà máy hóa dầu khổng lồ đã được xây dựng tại địa phương. Chất thải từ nhà máy ảnh hưởng tới môi trường sống của loài lươn khiến việc đánh bắt không bao giờ như cũ.
"Chúng tôi đã chứng kiến quá nhiều sự tàn phá trong vài năm qua", Zhang Shiming nói. "Lươn năm nay không có nhiều".
Jiang Kaide, 43 tuổi, một công nhân xây dựng bán thời gian, đã làm những công việc lặt vặt trong nhiều năm cho đến khi một người bạn thuyết phục anh thử câu lươn để kiếm sống.
Thì ra để làm chủ được công việc này vô cùng khó. Mỗi chuyến đi có thể bắt từ 10 đến 100 con lươn. Trong chuyến đi gần đây nhất, anh bắt được chưa đến 20 con.
"Kiếm tiền đâu có dễ", Jiang Kaide nói. "Cả gia đình đang trông cậy vào tôi nhưng tôi không nghĩ rằng công việc này sẽ bền.