Chuyên nghiệp không có nghĩa là phải tạo hình tượng khô khan - Ảnh: Pexels
Để viết được một CV tốt, bạn cần có khả năng viết ngắn gọn và… tư duy phản biện. Nghe có vẻ to tát, nhưng đó chính là giải thích việc bạn làm và đóng góp của bạn chỉ trong 1-2 trang giấy.
1. Bạn thực sự là ai?
Hãy đưa ra 1 câu ngắn gọn về điều nổi bật nhất về bạn: Bạn được biết đến vì điều gì? Bạn có thể có những đề xuất giá trị về vấn đề gì? Công việc và kỹ năng của bạn giúp ích cho người khác như thế nào?
Điều này đòi hỏi bạn phải suy nghĩ thật kỹ về giá trị khiến nhà tuyển dụng dễ dàng định danh và ghi nhớ về bạn. Nhớ viết bằng thứ tiếng Việt trong sáng, thông suốt, và đừng dùng quá nhiều từ chuyên ngành trúc trắc. Chỉ nên giữ sự chú ý của nhà tuyển dụng ở câu này trong vòng chưa đến 10 giây.
Ví dụ: Tôi là chuyên gia trong việc xây dựng hình ảnh mới cho sản phẩm/ dịch vụ thông qua các sản phẩm truyền thông hiệu quả.
2. Bạn làm gì?
Trong phần Kinh nghiệm, bạn hãy phát triển hình tượng trên bằng các bằng chứng cụ thể, nhưng cố gắng giúp người đọc nắm được thông tin sau khi lướt qua 30 giây.
● Chức danh và công ty đã/ đang làm
● SƠ LƯỢC về những gì bạn làm trong công việc
● Hiệu quả cụ thể của bạn (con số ấn tượng)
● Chuyên ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn nếu có sự khác biệt giữa các vị trí công việc đã làm
Có thể nhờ bạn bè đọc để góp ý cho CV của bạn - Ảnh: Pexels
3. Điều gì khiến bạn khác biệt?
Đây chính là điểm phân biệt bạn với những ứng viên khác trên thị trường. Hãy sử dụng thông tin về đóng góp, thành tích của bạn làm minh chứng cho dòng giới thiệu mở đầu: với vai trò/ nhiệm vụ đó, bạn đã làm được những gì? Bạn đam mê điều gì trong công việc? Và điều đó giúp ích cho người khác như thế nào?
Ví dụ:
Tôi tạo ra nội dung với ít nhất 1000 lượt share trên mỗi bài viết ở Fanpage. Tôi không định dừng lại ở chỉ lĩnh vực mỹ phẩm, mà còn…
Tôi tạo ra sản phẩm CMS cho công ty với thời gian sớm 2 tháng so với dự kiến, tiết kiệm 30% chi phí sản xuất. Tôi đang học thêm về UX để tạo ra sản phẩm trực quan hơn với người dùng…
Tỉ lệ tạo đơn thành công sau khi chăm sóc khách hàng của tôi là 70% so với trung bình là 55%. Trong 6 tháng, có hơn 200 lượt khách hàng tiếp tục liên hệ với tôi khi họ có nhu cầu mua sản phẩm khác…
Tôi đã nhận được hơn 300 lượt xếp hạng 5 sao. Các khách du lịch từ Đức, Ý, Nhật… vẫn viết email hỏi thăm tôi sau khi về nước và hẹn ngày quay trở lại…
Bạn có thể viết từ 3-4 câu để người đọc có thể nhận đủ thông tin trong vòng 15 giây. Thời gian còn lại là để họ lướt qua các thông tin cơ bản như: Email, số điện thoại, bằng cấp, người tham khảo…
Mặc dù CV của bạn ngắn, nhưng nó không thuật lại về cuộc đời đi làm của bạn một cách vô hồn. Bạn không chỉ tóm tắt giải thích công việc của mình mà còn thể hiện cá tính con người và chứng minh tại sao việc bạn làm đóng góp tốt hơn cho công ty và khách hàng.
Giữa hằng hà sa số các CV, có những vị trí mà nhà tuyển dụng chỉ đọc mỗi CV 1 lần. Và đó là mục tiêu khi viết một bản CV: trở nên khó quên.
Rõ ràng là việc xây dựng các mối quan hệ và có được sự tin tưởng của đồng nghiệp là một trong những yếu tố thành công trong công việc. Nhưng kết nối nhiều, chia sẻ nhiều thôi vẫn chưa đủ cho một tình bạn đáng tin cậy.
Xem thêm: mth.71372421111403202-em-hnam-vc-nab-tom-al-oan-eht/nv.ertiout