Ngày 17-4, ghi nhận trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đoạn từ cầu Thị Nghè (quận 1) đến cầu Công Lý (quận 3, TP.HCM) xuất hiện tình trạng cá chết rải rác.
Hôm 16-4 cá nổi đầy trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và đến ngày 17-4 thì xuất hiện tình trạng cá chết. Ảnh: HT |
Các loại cá chết như cá diêu hồng, cá chép, cá rô và thậm chí cả cá lóc, ếch, cá trê…, với nhiều kích thước khác nhau, có con to bằng bàn tay người lớn.
Các loại cá chết trên kênh chủ yếu là cá rô, cá diêu hồng và có cả cá trê, cá lóc... Ảnh: HT |
Việc cá chết thường xuất hiện sau những cơn mưa lớn đầu mùa đổ xuống địa bàn TP.HCM. Ảnh: HT |
Ở nhiều chỗ, cá chết nổi lên kèm rác thải, bốc mùi khó chịu.
Ngoài ra, hàng ngàn con cá khác nổi đầu lên trên mặt nước như bị thiếu oxi, trong lúc mặt nước nhiều chỗ sủi bọt, đục ngàu…
Do mưa lớn, nước thải ở nhiều nơi đổ về kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè làm ô nhiễm nguồn nước. Ảnh: HT |
Một số người dân cho biết, tình trạng cá nổi lên, chết hàng loạt thường xuất hiện sau những cơn mưa đầu mùa, nước thải ở nhiều khu vực đổ xuống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè khiến nước ô nhiễm là nguyên nhân chính.
Ở khu vực chân cầu qua kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, cá chết xuất hiện kèm rác thải. Ảnh: HT |
Tình trạng cá chết xuất hiện nhiều ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vào hàng năm, khi mùa mưa bắt đầu. Ảnh: HT |
Trước đó, hôm 16-4, hàng hàng con cá đã nổi đầu, xuất hiện dày đặc trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè sau những cơn mưa lớn đầu mùa.
Cơ quan chức năng sau đó dọn xác cá chết và xử lý môi trường nước, tránh ô nhiễm. Ảnh: HT |
Hồi năm 2016, ở kênh này cũng xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt, các công nhân môi trường đã vớt 70 tấn xác cá.
Các công nhân môi trường thu gom cá chết và rác thải trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè để khôi phục lại môi trường nước. Ảnh: HT |
Các cơ quan chức năng đã phải sử dụng các hóa chất để xử lý môi trường nước và khuyến cáo người dân không nên sử dụng cá cho người và gia súc, không nên phóng sinh cá xuống kênh.