Tạp chí Nikkei Asia ngày 17-4 đưa tin Tập đoàn Tài chính Mitsubishi UFJ (MUFG) dự kiến bắt đầu đưa chatbot AI vào công việc từ giữa năm 2023.
Chatbot này sẽ thay nhân viên làm một số công việc như soạn thảo yêu cầu phê duyệt, trả lời câu hỏi nội bộ… Nhờ đó, chúng hứa hẹn sẽ góp phần gia tăng năng suất lao động nhờ tiết kiệm thời gian và thủ tục giấy tờ.
Khi việc tích hợp chatbot trong tập đoàn hoàn thành, MUFG sẽ hợp tác cùng Microsoft Nhật Bản phát triển trợ lý ảo của riêng họ. Tập đoàn này kỳ vọng sẽ dùng công nghệ AI để trả lời thắc mắc trực tuyến từ khách hàng trong tương lai.
Hôm 11-4, Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG) cũng thông báo đã bắt đầu thử nghiệm phiên bản chatbot do doanh nghiệp này và Microsoft Nhật Bản phát triển.
Công cụ này dự kiến sẽ được giới thiệu đến tất cả nhân viên Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui vào khoảng quý 3-2023.
Trợ lý ảo mới có thể trả lời các câu hỏi của nhân viên từ thông tin công khai có sẵn và dữ liệu riêng của ngân hàng.
Theo đại diện của SMFG, chatbot mới sẽ được dùng để tra cứu các quy định pháp luật, tổng hợp thông tin khách hàng cơ bản dùng cho việc soạn thảo văn bản…
Chatbot mới của cả hai tập đoàn trên đều sẽ chỉ được dùng trong mạng nội bộ để đảm bảo không rò rỉ dữ liệu.
Ngoài MUFG và SMFG, Tập đoàn tài chính Mizuho cũng đang xem xét kế hoạch dùng công cụ AI để bảo vệ thông tin nhạy cảm của mình.
Tại Nhật Bản, việc nghiên cứu chatbot mới diễn ra chủ yếu tại các công ty khởi nghiệp. Động thái của 3 tập đoàn kể trên được kỳ vọng sẽ hối thúc các doanh nghiệp Nhật Bản gia nhập "đường đua" trợ lý ảo.
Ngày 11-4, Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc công bố dự thảo biện pháp quản lý các dịch vụ trí tuệ nhân tạo, muốn doanh nghiệp gửi đánh giá bảo mật cho chính quyền trước khi tung dịch vụ ra công chúng.
Xem thêm: mth.46042645171403202-ia-yul-iahp-gnuc-nab-tahn-hnihc-iat-nol-gno-ab/nv.ertiout