vĐồng tin tức tài chính 365

Bạo lực học đường: Nỗi đau khôn nguôi từ phim đến đời

2023-04-19 08:39

Ngày càng có nhiều phim khắc họa nạn bạo lực học đường - Ảnh: Đoàn phim cung cấp

Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng của xã hội hiện nay. Chị Đại trở lại là một trong những bộ phim hiếm hoi khai thác đề tài này.

Diễn viên cũng là nạn nhân bạo lực học đường

Diễn viên trẻ Yuhi Trà Mi, người đóng một vai trong phim, chia sẻ: "Tôi cũng từng là một nạn nhân bạo lực học đường vào năm cấp 2. Vì vậy khi vào vai nạn nhân bạo lực học đường, tôi thấy đồng cảm".

Đoàn phim Chị Đại trở lại trong buổi ra mắt phim - Ảnh: HOÀNG LÊ

Yuhi Trà Mi kể: "Câu chuyện của tôi gần giống trong phim. Lúc đó, bố mẹ tôi bận làm ăn kiếm tiền. Tôi chơi với nhóm bạn. Thời gian sau do mâu thuẫn không hợp trong nhóm nên tôi dần dần bị bắt nạt. Vì tôi không nói với gia đình nên mọi chuyện bị đẩy đi xa. 

Sau này tôi thường dặn những người bạn của mình rằng nếu gặp trường hợp tương tự, hãy kể cho gia đình, người thân vì không ai giúp đỡ các em bằng gia đình và nhà trường".

Phim lên ý tưởng và sản xuất trong vòng một năm. Chọn đề tài gai góc, điều trăn trở của nhà sản xuất, đạo diễn là làm sao phản ánh chân thật nhưng không sa đà vào bạo lực, vừa phải mang tính giải trí, nhân văn, thu hút người xem.

Trailer phim Chị Đại trở lại

Bạo lực trong phim giảm bớt bởi âm nhạc

Chị Đại trở lại được thể hiện qua hình thức phim ca nhạc. Đạo diễn Trần Toàn cho biết: "Chị Đại trở lại là phần 2 của phim Chị Đại mắc cạn (bộ phim đã nhận bằng khen của Liên hoan Truyền hình toàn quốc). 

Tôi nhớ lúc đó có giám khảo liên hoan đã nói với tôi rằng phần bạo lực xem nặng nề quá. Vì thế, ở phần 2 tôi quyết định xử lý những cảnh bạo lực nhẹ nhàng hơn bằng cách sử dụng hỗ trợ âm nhạc. Vũ đạo được đưa vào để làm phim trẻ trung hơn".

Yếu tố bạo lực trong phim được gia giảm bởi âm nhạc - Ảnh: Đoàn phim cung cấp

Bà Mai Vũ, giám đốc sản xuất hãng phim, cho biết thêm: "Nội dung ở phần 2 tăng thêm vai trò của gia đình và nhà trường trong giải quyết bạo lực học đường. Không ai có thể giải quyết vấn đề bạo lực bằng chính những người trong bối cảnh bạo lực đó, cả người bắt nạt lẫn người bị bắt nạt.

Phim dùng thủ pháp hoán đổi để hai bên nhận ra vị trí của người kia. Chúng tôi muốn bên cạnh các bạn trẻ, học sinh sinh viên, bộ phim này còn chạm đến những người làm cha làm mẹ. 

Thế hệ cha mẹ và con cái ngày nay dường như không giao tiếp được với nhau. Và các em học sinh không biết cách nào để bộc lộ những suy nghĩ, hoàn cảnh của mình. Bộ phim gợi ý sự đồng cảm để phụ huynh gần với con mình hơn".

Bà Mai Vũ nhấn mạnh: "Đừng để bạo lực học đường là thứ mà mình né đi, hãy đối diện và giải quyết nó".

Cảnh trong phim Chị Đại trở lại - Ảnh: ĐPCC

Phim ca nhạc Chị Đại trở lại do Hà Thái Hiền - Nguyệt Trang viết kịch bản, Trần Toàn đạo diễn. Các cảnh quay thực hiện tại thị xã La Gi, Bình Thuận.

Phim có sự tham gia của những diễn viên trẻ: Tú Tri, Thiên An, Bùi Tấn Hảo, Dương Trí Nghĩa (Han), Lê Thu, Lê Thanh Bảo Anh... và các diễn viên quen thuộc như Đinh Y Nhung, Lâm Thanh Sơn, Nguyễn Xuân Hiệp.

Phim dài 20 tập, phát sóng lúc 19h hằng ngày trên SCTV18 từ ngày 21-4.

The Glory - phim gây sốc về bạo lực học đường của Song Hye KyoThe Glory - phim gây sốc về bạo lực học đường của Song Hye Kyo

Phim báo thù The Glory là sự trở lại của Song Hye Kyo. Phim gây sốc với những cảnh bạo lực học đường dã man như dùng máy làm tóc kẹp vào tay, gây nên những vết bỏng không bao giờ lành.

Xem thêm: mth.80665310281403202-iod-ned-mihp-ut-iougn-nohk-uad-ion-gnoud-coh-cul-oab/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bạo lực học đường: Nỗi đau khôn nguôi từ phim đến đời”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools