vĐồng tin tức tài chính 365

Số vụ vỡ nợ doanh nghiệp toàn cầu cao nhất kể từ 2020

2023-04-19 12:51

Moody’s hôm 18/4 ra báo cáo cho biết 33 trong số các doanh nghiệp họ đánh giá tín nhiệm đã vỡ nợ quý vừa qua. Đây là mức cao nhất kể từ quý cuối năm 2020 - với 47 doanh nghiệp.

Gần nửa số vụ vỡ nợ quý I diễn ra vào tháng trước - nhiều nhất kể từ tháng 12/2020. Trong nhóm vỡ nợ có Signature Bank; Silicon Valley Bank và công ty mẹ của ngân hàng này - SVB Financial Group.

Sự sụp đổ của hai nhà băng này tháng trước khiến nhà đầu tư và khách hàng tại các ngân hàng địa phương tại Mỹ hoảng loạn. Việc này cũng làm lung lay niềm tin vào hệ thống ngân hàng toàn cầu nói chung.

"Dù lĩnh vực tài chính gây chú ý lớn nhất, phần lớn vụ vỡ nợ tháng trước xảy ra ở các ngành khác", Moody’s cho biết. Công ty này nói rằng vụ vỡ nợ có quy mô lớn nhất là của công ty phát sóng các sự kiện thể thao Diamond Sports Group (Mỹ). Các công ty chịu tác động mạnh trong một năm qua, do lãi suất tăng, giá năng lượng cao và triển vọng kinh tế toàn cầu u ám.

Tại Anh, số công ty mất khả năng thanh toán tháng trước vượt xa mức trước đại dịch. Theo số liệu chính phủ Anh công bố hôm 18/4, số doanh nghiệp mất khả năng thanh toán đã tăng 16% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2022, nhà đầu tư mua ít trái phiếu doanh nghiệp hơn. Đây là dấu hiệu môi trường toàn cầu khó khăn hơn với các doanh nghiệp cần đi vay.

Moody’s dự báo lãi suất tăng cao và tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ kéo tỷ lệ vỡ nợ của nhóm bị xếp hạng "đầu cơ" lên 4,6% cuối năm nay. Tỷ lệ này tháng trước là 2,9%. "Đầu cơ" là nhóm trái phiếu doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao, còn được gọi là "trái phiếu rác".

Đến cuối quý I năm sau, tỷ lệ vỡ nợ với nhóm này sẽ lên 4,9%. Con số này cao hơn nhiều mức trung bình trong dài hạn là 4,1%.

Tương tự, S&P Global – một hãng đánh giá tín nhiệm khác – tháng trước dự báo tỷ lệ vỡ nợ với nhóm trái phiếu đầu cơ tại Mỹ cuối năm nay là 4%, tăng từ 1,7% cuối năm ngoái. Nguyên nhân là "tăng trưởng chậm lại, doanh thu yếu, áp lực giá vẫn còn và điều kiện tài chính thắt chặt khiến họ khó tiếp cận vốn".

Một trong những lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất là bất động sản thương mại. Giá trị các tòa nhà văn phòng tại Mỹ năm ngoái giảm mạnh, do người lao động làm việc từ xa. Viêc này khiến nhiều hãng bất động sản có nguy cơ vỡ nợ, khiến các ngân hàng chịu thua lỗ.

Hà Thu (theo CNN)

Xem thêm: lmth.6425954-0202-ut-ek-tahn-oac-uac-naot-peihgn-hnaod-on-ov-uv-os/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Số vụ vỡ nợ doanh nghiệp toàn cầu cao nhất kể từ 2020”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools