Đây là kết luận sau một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Tulane, Đại học West Virginia và Viện Sức khỏe và An toàn lao động quốc gia Mỹ. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Brain, Behavior and Immunity" cách đây ít ngày.
Nghiên cứu đã kiểm tra những con chuột đực già và phát hiện ra rằng những trải nghiệm lặp đi lặp lại, không liên tục với tình trạng viêm vừa phải, chẳng hạn như do cúm hoặc cảm lạnh theo mùa, gây suy giảm nhận thức và làm gián đoạn giao tiếp giữa các tế bào thần kinh ở những con chuột đó.
Họ đã sử dụng lặp lại nội độc tố lipopolysacarit (LPS) gây viêm trên những con chuột đực trong thời gian dài, và quan sát chúng. Kết quả là những con chuột trưởng thành sắp đến tuổi trung niên vẫn còn khỏe mạnh, tuy nhiên khi tiếp xúc với chứng viêm liên tục, trí nhớ của chúng sẽ kém hơn và các tế bào thần kinh hoạt động ít hiệu quả hơn.
Sau khi kiểm tra mô não, các nhà nghiên cứu thấy rằng ngay cả một liều viêm do LPS cũng có thể gây ra những thay đổi lâu dài ở vùng hải mã của những con chuột. Vùng hải mã đóng vai trò quan trọng trong trí nhớ và học tập, đồng thời là một trong những vùng có dấu hiệu thoái hóa sớm nhất trong bệnh Alzheimer.
Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng việc sử dụng LPS có thể làm tăng mức độ của các cytokine, một loại protein gây viêm trong não và gây ra sự thiếu hụt trong chức năng nhận thức. Những tác dụng phụ này của LPS trở nên rõ rệt hơn khi tuổi càng cao.
Tiến sĩ Engler-Chiurazzi, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết những con chuột trong thí nghiệm chỉ bị viêm giống như khi mắc bệnh cảm một vài lần, vì vậy việc chúng bị suy giảm trí nhớ mà nhóm quan sát được là một điều bất ngờ.
Ở con người, suy giảm nhận thức do một số trải nghiệm viêm nhiễm tương tự có thể không đáng chú ý trong cuộc sống hằng ngày của họ, nhưng lại có thể tích tụ tác động tiêu cực đến bộ não khi lão hóa. Con người thường bị nhiễm trùng và viêm với tỉ lệ cao hơn đáng kể so với chuột trong phòng thí nghiệm.
Theo các nhà khoa học, những kết quả này có thể có ý nghĩa quan trọng đối với tiêu chuẩn chăm sóc trong cách xử lý các bệnh nhiễm trùng ở người già và những người có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Chúng cũng có thể phù hợp với nghiên cứu đang diễn ra về tác động của hội chứng COVID-19 kéo dài.
Trong tương lai, tiến sĩ Engler-Chiurazzi cho biết cần phải làm nhiều việc hơn nữa để hiểu lý do tại sao nhiễm trùng ảnh hưởng đến não và cách giảm thiểu những tác động này.
Ngoài ra, các nhà khoa học hy vọng các nghiên cứu tiếp theo sẽ điều tra xem liệu những nhóm dân số dễ bị tổn thương hơn có đối mặt với tác động thần kinh cao hơn hay không do chênh lệch sức khỏe.
Tiến sĩ Ruth Peters tại Đại học New South Wales cho biết việc duy trì giảm huyết áp ở nhóm người lớn tuổi đã phát huy tác dụng một cách đáng kể trong việc điều trị giảm tỉ lệ mất trí.
Xem thêm: mth.1122551281403202-aig-ihk-ohn-irt-maig-yus-oc-yugn-gnat-muc-ib-neyux-gnouht/nv.ertiout