Nguồn cơn gây stress
Chăm sóc cho người lớn tuổi, người bệnh thường gồm các đầu việc như tắm rửa, coi sóc việc uống thuốc, hỗ trợ tinh thần, cùng với các việc thường nhật như đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp và đi lại.
Thống kê từ Tổ chức Liên minh quốc gia về chăm sóc (NAC) tại Washington (Mỹ) cho thấy số người chăm sóc cho người lớn tuổi đang trên đà tăng. Năm 2020, 53 triệu người ở Mỹ đã cung cấp dịch vụ chăm sóc không công cho người lớn.
Gần 15% người chăm sóc cho biết họ có những ngày cảm thấy sức khỏe tinh thần bất ổn như theo kết quả khảo sát do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thực hiện từ năm 2015 đến 2017.
Cô Kiera Powell, hành nghề y tá ở Charlotte, Bắc Carolina, cho biết công việc chăm sóc có thể trở nên căng thẳng khi người chăm sóc đang giám sát người thân và không được đào tạo.
"Nhiều người dành toàn bộ thời gian để chăm sóc cho người thân mà không cần hỗ trợ. Sự căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần mà họ gặp phải có thể dẫn tới kiệt sức", cô nói với Fox News Digital trong một email.
Bên cạnh đó, phụ nữ đặc biệt dễ bị stress khi chăm sóc người lớn tuổi hay người bệnh, theo Văn phòng Sức khỏe phụ nữ tại Hoa Kỳ.
Nhận biết sớm các dấu hiệu stress
Một số dấu hiệu phổ biến cho thấy người chăm sóc đang stress, gồm mệt mỏi liên tục, thiếu động lực, cáu kỉnh, thay đổi thói quen ngủ, cảm giác buồn bã và lo âu thường xuyên, theo chia sẻ của Powell, đang làm việc với Carewell - kênh trực tuyến chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho người chăm sóc.
Theo CDC, những người chăm sóc bị stress cũng có thể nhận thấy tình trạng tăng hoặc giảm cân, không còn hứng thú với các hoạt động mà họ từng yêu thích hoặc thường xuyên bị đau đầu, đau nhức cả người. Họ cũng có thể dễ bị lạm dụng rượu hoặc ma túy hơn.
Những người chăm sóc cũng có xu hướng lơ đi nhu cầu sức khỏe của chính họ. Điều này có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh mãn tính.
Học cách chấp nhận để giảm stress
Những người chăm sóc nên học cách chấp nhận rằng có một số điều họ không thể làm và không thể kiểm soát, Powell nói với Fox News Digital.
“Là người chăm sóc hoặc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bạn luôn muốn nỗ lực hết mình vì người mà bạn đang chăm sóc, nhưng đôi khi bạn không thể. Nhận ra những điều không thể có thể giúp giảm bớt những căng thẳng không đáng có,” Powell chia sẻ thêm.
Powell cũng khuyên rằng người chăm sóc không nên tự cáng đáng hết mọi thứ, kể cả khi có điều bất ổn diễn ra.
“Thay vào đó, hãy thường xuyên tha thứ cho bản thân và người được chăm sóc. Học cách buông bỏ sẽ giúp bạn bớt căng thẳng hơn".
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Để kiểm soát stress, người chăm sóc nên dành thời gian chăm sóc bản thân bằng cách nghỉ ngơi, làm những việc nhỏ giúp đem lại niềm vui. Bên cạnh đó, nếu cảm thấy stress hoặc bị quá tải, người chăm sóc nên mạnh dạn chia sẻ những cảm xúc này cho người thân, bạn bè, thay vì cứ giấu trong lòng.
Theo Powell, việc nói ra cảm xúc của mình có thể là phương pháp trị liệu giúp giảm stress. Nó giúp thanh lọc tâm trí bằng cách giải tỏa những suy nghĩ cứ chất chứa trong lòng bấy lâu.
Trong trường hợp không có ai để chia sẻ cùng, người chăm sóc có thể viết những cảm xúc của mình vào nhật ký, Powell nói.
TTO - Thời buổi công nghệ số, bận rộn, stress, ăn uống không hợp lý, lười vận động... là những nguyên nhân ít ai ngờ đến có khả năng làm suy giảm nhận thức ở người trẻ.
Xem thêm: mth.13833308091403202-hneb-iougn-aig-iougn-cos-mahc-ihk-sserts-ib-gnohk-oas-mal/nv.ertiout