vĐồng tin tức tài chính 365

Bí thư thành ủy và kế hoạch để Huế xanh, hạnh phúc hơn

2023-04-22 09:52
Phố đi bộ Hai Bà Trưng - một điểm du lịch về đêm mới vừa được Huế đưa vào hoạt động - Ảnh: LÊ ĐÌNH HOÀNG

Phố đi bộ Hai Bà Trưng - một điểm du lịch về đêm mới vừa được Huế đưa vào hoạt động - Ảnh: LÊ ĐÌNH HOÀNG

Thời gian gần đây Huế có thêm phố đi bộ Hai Bà Trưng, lối đi bộ dọc Thượng thành, Nhà hát Sông Hương... Ngoài những điểm du lịch mới, chuyển đổi số và phát triển thành phố theo hướng xanh là những điểm nhấn đang giúp Huế dần chuyển mình.

Người gắn với các dự án đó là bí thư Thành ủy Huế PHAN THIÊN ĐỊNH. Ông cũng là người sử dụng trang Facebook cá nhân của mình để phục vụ cho công việc mà theo ông rất hữu hiệu.

Trên cương vị là một người lãnh đạo, trách nhiệm của tôi là mở rộng tấm lòng ra để lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của người dân một cách cầu thị. Tôi luôn tự nhủ rằng đừng vì đó là ý kiến khó nghe, trái chiều mà bác bỏ và đánh giá một cách chủ quan.

Ông PHAN THIÊN ĐỊNH
Ông Phan Thiên Định

Ông Phan Thiên Định

Mở rộng tấm lòng để lắng nghe

* Những năm gần đây nhiều người đánh giá TP Huế đã có một số chuyển mình, không còn "buồn muôn thuở" mà thay vào đó là hình ảnh thành phố bắt đầu năng động, xanh sạch và sáng. Huế có thêm nhiều hoạt động du lịch mới, chuyển đổi số... Ông đánh giá sự chuyển đổi đó ra sao và sẽ có thêm kế hoạch gì mới trong tương lai gần?

- Những thay đổi của Huế như bạn thấy là kết quả của quá trình dài trăn trở, ấp ủ và triển khai qua nhiều thế hệ lãnh đạo của tỉnh và thành phố. 

Có thể nói đến giai đoạn hiện nay, điều mà chúng tôi hay gọi là "giấc mơ Huế" đang ngày càng rõ nét và hiện thực hơn.

Chúng tôi đang chung tay để xây dựng thành phố này trở thành một đô thị xanh, gần gũi với thiên nhiên, nơi người dân được tận hưởng cuộc sống hạnh phúc, bảo vệ và phát huy được các giá trị văn hóa Huế, các di sản mà cha ông để lại.

Trong định hướng và mong muốn đó, Huế đang tiếp tục tập trung đầu tư các thiết chế mang tính chất công cộng như công viên, không gian vui chơi giải trí, trung tâm thương mại; gắn việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân với phát triển du lịch, dịch vụ với tư cách là kinh tế mũi nhọn...

Sắp tới Huế sẽ mở rộng chỉnh trang hạ tầng hai bờ sông Hương, đưa cồn Dã Viên trở thành một công viên công cộng. Khu vực này sẽ được đầu tư để trở thành không gian sáng tạo cho giới trẻ, ứng dụng công nghệ số làm du lịch trải nghiệm. 

Thành phố cũng đang tập trung chỉnh trang, quy hoạch khu vực đồi Thiên An thành công viên rộng lớn với khu rừng thông, cắm trại, khu bảo tàng nghệ thuật... Đây vốn được mệnh danh là "Đà Lạt giữa lòng phố Huế" nên tôi tin rằng sau khi được quy hoạch sẽ là một điểm đến mới rất hút khách. 

Cùng với rất nhiều dự án phát triển hạ tầng, kinh tế khác đang được tỉnh triển khai, Huế sẽ có nhiều cơ hội để phát triển về mọi mặt.

* Trước đây hay có ý kiến cho rằng nhiều người Huế có tư duy khá bảo thủ hay thiếu năng động khiến vùng đất này phát triển chưa xứng với tiềm năng, chậm hơn so với nhiều địa phương khác. Ông nghĩ gì về điều này? Điều đó nay còn không?

- Tôi nghĩ rằng bảo thủ chỉ là khái niệm tương đối. Có những giai đoạn mà khi nhìn lại chúng ta phải rất cảm ơn những ý kiến được cho là bảo thủ đó bởi nó đã giữ lại được cho Huế nhiều thứ.

Để có sự phát triển, chúng ta cần tranh luận. Để phát triển Huế, với chiều sâu văn hóa, lịch sử đang có, sự tranh luận này càng trở nên cần thiết, với tư duy mới trong thời đại mới. Thật ra bây giờ nói nhiều người Huế còn tư duy bảo thủ không hẳn đúng, nếu bảo thủ thì vùng đất này đã không có những bước đi chuyển mình như những năm vừa qua. 

Một ví dụ là du lịch Huế nay đã khác trước rất nhiều, vùng đất này cũng nằm trong tốp đầu cả nước về công nghệ thông tin.

Có một nhân sĩ đã nói với tôi rằng "Vùng đất cũng như một con người, nó có số phận và thời điểm của nó. Như sông có khúc, người có lúc. Vấn đề của người lãnh đạo là phải hiểu biết và cảm nhận được đặc điểm của vùng đất này để biết lúc nào cần phải chậm lại để nhìn nhận và lúc nào phải tăng tốc để bứt phá". 

Tôi thấy điều này rất đúng với Huế.

Trên cương vị là một người lãnh đạo, trách nhiệm của tôi là mở rộng tấm lòng ra để lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của người dân một cách cầu thị. Tôi luôn tự nhủ rằng đừng vì đó là ý kiến khó nghe, trái chiều mà bác bỏ và đánh giá nó một cách chủ quan.

Mạng xã hội giúp tôi hiểu người dân hơn

* Thời gian qua, ông là người thường xuyên dùng mạng xã hội Facebook. Mạng xã hội đã giúp được gì cho ông trong công việc?

- Qua trang Facebook cá nhân, tôi có thể đo lường được phản ứng và thái độ của người dân. Nếu hệ thống chính quyền có điểm nào đó chưa ổn thì mình sẽ nhận được nhiều tin nhắn có phản ứng tiêu cực.

Tôi thấy sử dụng mạng xã hội để thăm dò dư luận cũng khá nhiều thuận lợi. Ví dụ khi tôi có ý tưởng triển khai một kế hoạch gì đó nhưng bản thân thấy phân vân không biết nó có ổn hay không, thế là tôi đưa ý tưởng đó lên trang Facebook cá nhân để mọi người thoải mái bình luận, đánh giá nó...

Điều này giúp tôi có thể nhìn nhận ý tưởng đó một cách nhiều chiều, có thể hoàn thiện chính sách mà không phải tổ chức lấy ý kiến rườm rà và có thể không đạt được hiệu quả như mong muốn.

* Ông xử lý thông tin, tin nhắn gửi cho ông qua Facebook như thế nào?

- Thường mỗi ngày tôi đều đặn nhận tin nhắn phản ảnh của người dân qua inbox Facebook. Khi xã hội có vấn đề nóng như dịch bệnh hay sự kiện gì thì nhiều hơn. 

Như bạn biết là tỉnh đang duy trì hệ thống phản ảnh hiện trường thông qua ứng dụng Hue-S, app này rất thuận tiện và nhận được nhiều phản ảnh của dân, do đó những người lãnh đạo như tôi cũng không phải chịu quá nhiều áp lực trong việc tiếp nhận phản ảnh.

Có những việc đơn giản, thấy có thể xử lý được thì tôi chuyển thông tin cho anh em cấp dưới để họ tiếp nhận. Còn có những việc phức tạp hơn, cần sự vào cuộc của nhiều cấp, ngành thì tôi hướng dẫn người dân hoặc trực tiếp giúp họ gửi phản ảnh qua Hue-S.

Người dân cũng hiểu nếu cứ nhắn tin cho tôi phản ảnh chuyện lặt vặt thì tôi cũng không có thời gian để xử lý được hết, nên hầu như chỉ có những gì mà người dân đưa lên Hue-S nhiều lần hoặc đã phản ảnh với chính quyền địa phương rồi mà không thấy xử lý thì họ gửi cho tôi.

* Ngoài việc sử dụng mạng xã hội hay những cuộc tiếp dân hành chính, ông còn những cách nào khác để lắng nghe nguyện vọng của người dân?

- Với tôi thì bất kỳ lúc nào cũng có thể trò chuyện, lắng nghe những ý kiến của mọi người. Có thể là trong lúc chạy bộ buổi sáng, uống cà phê hay tham gia một sinh hoạt nào đó bình thường trong thành phố... 

Đề tài Huế chiếm thời lượng khá nhiều trong các câu chuyện hằng ngày. Có lẽ đó cũng là cách nhắc nhở mình luôn phải nỗ lực tốt hơn trong công việc.

Lãnh đạo Huế trong buổi ra mắt các điểm nhà vệ sinh miễn phí phục vụ khách du lịch - Ảnh: ĐẠI NỘI

Lãnh đạo Huế trong buổi ra mắt các điểm nhà vệ sinh miễn phí phục vụ khách du lịch - Ảnh: ĐẠI NỘI

Vận động xã hội làm hơn 300 nhà vệ sinh miễn phí

- Tôi đưa câu chuyện này lên mạng với hai mục đích, một là kêu gọi ủng hộ, hai là thăm dò dư luận xem phản ứng của họ như thế nào với cuộc vận động này để có những điều chỉnh cho phù hợp.

Song song với việc đăng lên mạng thì chúng tôi cho triển khai cuộc vận động này xuống hệ thống chính quyền các cấp bằng văn bản.

Có nhiều người ban đầu lưỡng lự, chưa muốn tham gia, nhưng sau status của tôi thì họ nhận ra cuộc vận động này được phần lớn người Huế và cả nước ủng hộ, và sau đó họ cũng đã vui vẻ tham gia theo.

Tôi rất mừng khi Huế đã đổi thay không chỉ với nhiều dự án, công trình mà cả với sự tham gia của mọi người cùng chung tay cho thành phố.

Thủ tướng chỉ đạo Huế phải cơ cấu lại nền kinh tế, ưu tiên nguồn lực phát triển kinh tế xanhThủ tướng chỉ đạo Huế phải cơ cấu lại nền kinh tế, ưu tiên nguồn lực phát triển kinh tế xanh

Đó là một trong những kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sau khi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế.

Xem thêm: mth.16931009022403202-noh-cuhp-hnah-hnax-euh-ed-hcaoh-ek-av-yu-hnaht-uht-ib/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bí thư thành ủy và kế hoạch để Huế xanh, hạnh phúc hơn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools