vĐồng tin tức tài chính 365

Chính phủ có nghị quyết tháo gỡ các rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp

2023-04-24 03:30

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 58 về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.

Nghị quyết nêu rõ quan điểm coi việc tháo gỡ các rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Khơi thông các điểm nghẽn với phương châm "sớm nhất, hiệu quả nhất", huy động, giải phóng các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển.

Cùng đó là bảo đảm tính ổn định, nhất quán, dễ dự báo, rõ ràng, minh bạch, hiệu quả và thực chất của chính sách; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng, thuận lợi, an toàn và thân thiện…

Chính phủ có nghị quyết tháo gỡ các rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp ảnh 1

Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn. Ảnh: PLO

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công các dự án trọng điểm

Về các nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai trong ngắn hạn, Nghị quyết Chính phủ nêu rõ các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện rà soát, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đầu tư đã được cấp phép, chưa triển khai hoặc đang triển khai. Qua đó nhằm khơi thông nguồn lực đầu tư cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế, đẩy mạnh công tác thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Rà soát, tạo điều kiện xử lý nhanh các thủ tục đầu tư, xây dựng đối với các dự án bất động sản trên địa bàn đã đáp ứng đủ điều kiện để các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng sớm triển khai theo quyết định đầu tư được phê duyệt để sớm hoàn thành, đưa sản phẩm ra thị trường.

Bộ Xây dựng và các địa phương khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn về pháp lý, thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án bất động sản.

Tiếp tục giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường bất động sản và việc huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định về tỉ lệ an toàn tài chính huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản, báo cáo Thủ tướng trong Quý II-2023.

Chính phủ giao Bộ GTVT, các bộ, ngành liên quan và các địa phương đẩy mạnh công tác thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia.

Bộ Tài chính Chỉ đạo Tổng cục Hải quan chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đơn giản hóa tối đa các quy trình hành chính hiện tại hoặc xem xét áp dụng các quy trình xuất, nhập khẩu ưu tiên để hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu thời gian, chi phí ở các khâu thực hiện.

Tiếp tục thực hiện cải cách quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá nhân nhằm giảm dần sự khác biệt giữa chính sách thuế của doanh nghiệp và hộ kinh doanh; theo dõi, đánh giá tình hình hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 08/2023.

Chính phủ có nghị quyết tháo gỡ các rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp ảnh 2

Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm thủ tục. Ảnh: PLO

Thực hiện quyết liệt các giải pháp khắc phục "thẻ vàng" IUU

Chính phủ cũng giao Bộ NN&PTNT chủ trì nghiên cứu, đẩy mạnh và thực hiện quyết liệt các giải pháp khắc phục "thẻ vàng" IUU của Liên minh châu Âu, bao gồm việc cải tiến quy định ghi nhật ký và số hóa quy trình kiểm tra - cấp xác nhận, chứng nhận khai thác; báo cáo Thủ tướng trong Quý II-2023.

Tại hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài vào ngày 22-4 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay đang quyết liệt chỉ đạo NHNN có các chính sách tiền tệ trong một vài ngày tới về khoanh nợ, giảm nợ, giãn nợ, gia hạn nợ… cho các doanh nghiệp.

Ông cũng đề nghị các nhà đầu tư nêu, kiến nghị cụ thể các vấn đề một cách thẳng thắn, trách nhiệm. Tinh thần là khó khăn đến đâu thì tháo gỡ đến đó, khó khăn ở đâu thì tháo gỡ ở đó; vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó giải quyết", "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm"…

Đối với công tác phòng cháy, chữa cháy, Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với dự án xây dựng. Bộ Công an rà soát tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy, đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp mà vẫn phải bảo đảm tuyệt đối an toàn; chỉ đạo quyết liệt đấu tranh với tội phạm liên quan tín dụng đen.

Chính phủ giao Bộ KH&ĐT chủ trì nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích hình thành lực lượng doanh nghiệp tư nhân có vai trò dẫn dắt trong một số lĩnh vực, ngành kinh tế trọng điểm, có lợi thế cạnh tranh; báo cáo Thủ tướng trong Quý II-2024.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tập trung vốn tín dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích phát triển theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng…

Về nhiệm vụ, giải pháp trong trung và dài hạn, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần hỗ trợ tái cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và cách mạng công nghiệp 4.0. Tăng cường hiệu quả triển khai các chính sách và nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập quốc tế, nắm bắt và đón đầu các xu hướng kinh doanh mới, xu hướng thị trường mới…

Để thực hiện, Chính phủ đưa ra một số mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2025:

- Đạt 1,5 triệu doanh nghiệp; 8.000-10.000 hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.

- Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65-70% GDP cả nước, khoảng 30-35% tổng việc làm trong nền kinh tế, 98-99% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

- Khoảng 35-40% tổng số doanh nghiệp có hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.

- 100% cơ sở kinh doanh bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; tối thiểu 30.000 cơ sở kinh doanh được hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số.

- Mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được xếp vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới.

- 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến. 80% doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo.

N.THẢO

Xem thêm: lmth.470037tsop-peihgn-hnaod-ohc-nahk-ohk-nac-oar-cac-og-oaht-teyuq-ihgn-oc-uhp-hnihc/nv.olp

“Chính phủ có nghị quyết tháo gỡ các rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools