vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao EU muốn tuần tra ở eo biển Đài Loan?

2023-04-24 08:39
Khinh hạm Vendémiaire của Pháp từng qua eo biển Đài Loan vào tháng 4-2019 - Ảnh: Reuters

Khinh hạm Vendémiaire của Pháp từng qua eo biển Đài Loan vào tháng 4-2019 - Ảnh: Reuters

Trong bài bình luận cho báo Pháp Journal Du Dimanche đăng hôm 23-4, ông Borrell khẳng định Đài Loan là vấn đề quan trọng với EU xét về mặt kinh tế, thương mại và công nghệ. "Đó là lý do tôi kêu gọi hải quân ở châu Âu tuần tra eo biển Đài Loan nhằm thể hiện cam kết của châu Âu về tự do hàng hải trong khu vực có ý nghĩa rất quan trọng này", đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại viết.

Tiếp nối tranh cãi

Phát biểu của ông Borrell là diễn biến mới nhất liên quan tới câu chuyện chính sách của châu Âu với Trung Quốc. Hiện nay, châu Âu đang chia rẽ trong cách tiếp cận với Trung Quốc, đặc biệt ở vấn đề Đài Loan.

Trong tháng này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sau chuyến thăm Trung Quốc mới đây đã nhấn mạnh ưu tiên "duy trì hiện trạng" ở eo biển Đài Loan. Nhưng ông lại gây tranh cãi khi khẳng định châu Âu cần có sự độc lập về chính sách, không bị kéo theo Mỹ hay Trung Quốc.

Việc ông Macron hứng chỉ trích từ Mỹ và một số thành viên EU khác một phần bắt nguồn từ diễn biến căng thẳng ở Đài Loan gần đây. Trung Quốc đã phản đối chuyến quá cảnh của lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tới Mỹ, đồng thời đáp trả bằng các cuộc tập trận được hiểu nhằm "mô phỏng tấn công" và bao vây đảo Đài Loan.

Trong khi châu Âu và cả Mỹ tôn trọng chính sách Một Trung Quốc và rất lưu tâm các mối quan hệ kinh tế, chính trị với Bắc Kinh, các diễn biến về mặt quân sự lại khiến họ khó xử.

Trong phát biểu trước Nghị viện châu Âu ngày 18-4, ông Borrell đề cập tới eo biển Đài Loan như một trong những eo biển chiến lược quan trọng nhất thế giới, đặc biệt đối với thương mại của EU trong khu vực.

"Bảo vệ tự do hàng hải" là điểm giống nhau trong chiến lược thương mại xuyên biên giới của châu Âu và các nước phương Tây nói chung. Đó là lý do bất chấp việc hiểu được tầm quan trọng trong việc hợp tác với Trung Quốc, hải quân các nước châu Âu thực tế cũng thúc đẩy hiện diện quân sự ở Biển Đông, một động thái cũng đã chọc giận Bắc Kinh.

Hai con bài của châu Âu

An ninh trên biển chỉ là một trong các lý do có thể giải thích cho lời kêu gọi có phần gây ngạc nhiên của ông Borrell. Trong phát biểu ở Nghị viện châu Âu nêu trên, nhà ngoại giao hàng đầu của EU còn nêu ra hai điểm đáng lưu ý khác cho cách tiếp cận của EU với Trung Quốc.

Đầu tiên là vấn đề kinh tế. Ông Borrell khẳng định Đài Loan "rõ ràng" là một phần trong vành đai địa chiến lược của châu Âu để đảm bảo hòa bình. "Một hành động nào đó chống lại Đài Loan cần phải bị phản bác, không chỉ vì lý do đạo đức. Nó còn xuất phát từ mặt kinh tế, vốn cực kỳ quan trọng đối với chúng ta, khi Đài Loan có vai trò chiến lược trong khâu sản xuất chất bán dẫn tiên tiến nhất", ông nói.

Giá trị của Đài Loan đối với châu Âu quan trọng hơn nhiều người nghĩ, đặc biệt trong mảng công nghệ hay cụ thể là chất bán dẫn. EU đang xem Đài Loan là một trong những đối tác quan trọng nhất trong lĩnh vực chất bán dẫn.

Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), hiện thống trị ngành bán dẫn toàn cầu, được cho đã cân nhắc đầu tư nhà máy sản xuất chip đầu tiên đặt tại châu Âu. Hồi tháng 3, Reuters cho biết TSMC đang đàm phán với tiểu bang Saxony của Đức về việc xây nhà máy tại quốc gia châu Âu này.

TSMC cũng là đối tượng Mỹ muốn thu hút để cạnh tranh công nghệ trong Đạo luật về chip và bán dẫn (CHIPS and Science Act). Ngoài ra, với tầm quan trọng trong công nghệ, TSMC cũng giúp châu Âu tự chủ hơn trong việc đối phó với các "hành động bảo hộ" trong chính sách đầu tư hiện nay của Mỹ.

Nói cách khác, trong khi ông Macron cho rằng châu Âu cần tự chủ về chính sách, ông Borrell chỉ ra mấu chốt của tự chủ chính là sức mạnh kinh tế. Và sức mạnh kinh tế này lại có sự đóng góp quan trọng của Đài Loan.

Lá bài thứ hai được ông Borrell đề cập là mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga. Tại Nghị viện châu Âu, ông nói thẳng: "Về Trung Quốc, thông điệp của chúng ta cũng rất rõ ràng. Cũng như mọi người, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (Ursula von der Leyen) đã truyền đạt rõ rằng: quan hệ giữa Trung Quốc và EU không có cơ hội tiến triển nếu Trung Quốc không thúc giục Nga rút quân khỏi Ukraine".

Chi tiết này phản ánh một trong những diễn biến đáng chú ý gần đây về sự hợp tác giữa các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), vốn bao gồm sự có mặt của nhiều nước châu Âu. Xu hướng gắn chặt an ninh của châu Âu với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là điều Trung Quốc không mong muốn. 

Và rất có thể thông điệp của ông Borrell về việc tuần tra eo biển Đài Loan được hiểu là một lời gợi ý: châu Âu cần Trung Quốc thể hiện tại Ukraine.

Đạo luật Chip châu Âu

Ông Borrell đề cập tới chất bán dẫn trong phát biểu hôm 18-4, trùng ngày với sự kiện Nghị viện châu Âu và 27 nước thành viên đạt thỏa thuận về Đạo luật Chip châu Âu (European Chips Act). Đây được xem là sáng kiến giúp EU cạnh tranh công nghệ với Mỹ và châu Á trong việc kiểm soát công nghệ then chốt trong các sản phẩm và thiết bị điện tử hiện đại. EU duyệt gói tài chính 43 tỉ euro cho đầu tư vào chuỗi cung ứng và ngành bán dẫn, quyết tâm tăng gấp đôi thị phần toàn cầu của EU trong ngành bán dẫn từ 10% lên 20% vào năm 2030.

Ngoại trưởng Trung Quốc: Hai bờ eo biển Đài Loan đều thuộc về Trung QuốcNgoại trưởng Trung Quốc: Hai bờ eo biển Đài Loan đều thuộc về Trung Quốc

Ngày 21-4, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương tuyên bố cả hai bờ eo biển Đài Loan đều thuộc về Trung Quốc, đồng thời khẳng định Bắc Kinh không “đổ dầu vào lửa” tại Ukraine.

Xem thêm: mth.42041157042403202-naol-iad-neib-oe-o-art-naut-noum-ue-oas-iv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao EU muốn tuần tra ở eo biển Đài Loan?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools