Tuần trước, Elon Musk đã trải qua 24 giờ quan trọng khi quyết định cùng thực hiện 3 đặt cược lớn với 3 công ty khác nhau của mình. Tổng hợp lại tất cả đều cho thấy Elon Musk có thiên hướng sẽ tiếp tục làm những điều khó khăn mặc cho những rủi ro to lớn.
Cụ thể, thứ 5 tuần trước, Elon Musk đã loại bỏ tick xanh của loạt tài khoản gồm người nổi tiếng, phóng viên và nhiều tên tuổi khác do không đóng tiền phí 8 USD mỗi tháng. Điều này đã gây nên rủi ro tạo ra một "cuộc nổi dậy" của các người dùng VIP trên nền tảng mạng xã hội này. Musk cũng đưa ra lời hứa rằng nhà sản xuất ô tô Tesla sẽ theo đuổi doanh số bán hàng mặc cho việc sẽ ăn mòn lợi nhuận. Và cũng trong ngày hôm đó, ô phóng tên lửa khổng lồ đầu tiên của SpaceX nhưng bị nổ chỉ sau 4 phút.
Trong một kỷ nguyên khi mà quản lý rủi ro là tiêu chuẩn, Musk đã khiến sự nghiệp và tài sản của ông phải chịu đựng những cú đặt cược có thể gây nên sự hỗn loạn với một tập đoàn bình thường.
Chính vì vậy, bất kỳ cú sẩy chân nào cũng có thể kết thúc bằng cách nhấn chìm những thành công trước đó và phá huỷ những gì ông đã xây dựng.
Những công ty của Musk hiện nay gồm SpaceX, Tesla đều đã phát triển từ xa xưa, cách đây 20 năm. Musk từng nói nhiều lần rằng ban đầu ông đều cho rằng những công ty này chỉ có 10% cơ hội thành công.
Nhưng ông vẫn đặt tài sản cá nhân vào đó bất chấp. Để làm vậy, ông vượt qua nhiều vụ phóng tên lửa thất bại và những lần suýt phá sản. Khi mọi thứ rơi vào tình cảnh nguy hiểm nhất, ông nhanh chóng hành động, cho rằng đưa ra lựa chọn sai lầm còn hơn là không quyết định làm gì cả, tất cả là phải hướng tới động lực chiến thắng.
“Nếu dám chấp nhận rủi ro, bạn nên đưa ra nhiều quyết định nhất có thể trong khoảng có thể thực hiện được”, Musk nói vài năm trước. Năm 2018 là một ví dụ. Khi ấy tiền mặt của Tesla đã xuống mức rất thấp và sản lượng xe thì chậm lại do lỗi tự động trong nhà máy. Musk đã bật đèn xanh cho một ý tưởng chưa từng có là lắp ráp ô tô dưới những chiếc lều tạm bên ngoài nhà máy. Kết quả là trong vòng 1 năm, Tesla đã tạo ra lợi nhuận hàng quý.
Nhưng những hành động trái ngược của Musk không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả.
6 tháng sau khi tiếp nhận kiểm soát Twitter, Musk vẫn đang loay hoay tìm những cách mình từng làm để tái tạo công ty mạng xã hội này thành một thứu gì đó lớn hơn.
Một phần của kế hoạch là tạo ra nhiều doanh thu hơn từ đăng ký thuê thao, mở ra cái gọi là tick xanh trả tiền. Bước đi này đã được chính thức hoá vào thứ 5 khi nhiều người dùng bắt đầu được báo rằng họ đã mất đi tick xanh của mình do chọn không trả phí.
Bước đi này đã khiến đảo lộn sự phân tầng xã hội trên nền tảng, đặt Musk vào tình huống nhận loạt lời phàn nàn từ những người hùng làng thể thao, ngôi sao Hollywood và cả một loạt đội quân khác.
Musk đã mô tả bước đi này như là cách dân chủ hoá nền tảng, nhưng nó lại gây rủi ro khiến những người dùng quyền lực xa lánh ông – những người vốn giúp nền tảng này trở nên thú vị với độc giả mở rộng. Hiện cần phải chờ đợi thêm xem canh bạc của Elon Musk với việc thu tiền tick xanh sẽ kết thúc bằng việc công ty có thêm doanh thu hay họ sẽ mất đi lượng lớn người dùng.
Tại Tesla, kết quả của những đặt cược của Musk gần đây như giảm giá xe để tăng nhu cầu cũng gặp rắc rối khi công ty báo cáo kế quả lợi nhuận quý đầu tiên giảm 24%.
Giữa những lo ngại từ các nhà đầu tư, Musk vẫn không nao núng. Musk nói rằng ông sẽ theo đuổi doanh số bán hàng nhiều hơn bằng cách hy sinh 1 phần lợi nhuận với niềm tin rằng cuối cùng ông có thể kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ một đội xe lớn đã bán ra khi chúng được kích hoạt công nghệ không người lái sẽ tạo ra doanh thu từ các bản cập nhật phần mềm.
“Tesla đang ở vị thế chiến lược mạnh mẽ bởi chúng tôi là nhà sản xuất xe duy nhất mà về kỹ thuật có thể bán xe với lợi nhuận bằng 0 ngay bây giờ và sau đó dần dần mang lại nền kinh tế tương lai thông qua nền kinh tế tự chủ”.
Chiến lược này đi ngược với hầu hết các công ty xe hơi khác thực hiện trong những năm gần đây khi đặt ưu tiên lợi nhuận thay vì doanh số. Và hơn nữa, Tesla cũng chưa hề cho thấy chiếc xe tự lái hoàn toàn cho thế giới mặc dù Musk đã hứa từ nhiều năm là đã gần hoàn thành.
“Mặc dù có thể nhưng không rõ Tesla có phải là công ty duy nhất nắm bắt cơ hội xe tự lái sớm và liệu đội xe hiện tại có thể chạy công nghệ tự lái hoàn toàn không”, theo Toni Sacconaghi – một chuyên gia phân tích tại Bernstein.
Rủi ro phóng tên lửa vào không gian cũng không thể rõ ràng hơn vào sáng thứ 5 khi tên lửa SpaceX phát nổ. Nhưng với Musk, vẫn cho đó là một ngày tuyệt vời.
Được thành lập năm 2002, công ty này chính thức được biết tới với cái tên Space Exploration Technologies. Đã có 3 tên lửa bị bốc cháy, gần như nhấn chìm công ty trong những ngày đầu. SpaceX cuối cùng dã tìm thấy thành công với Falcon 9, được sử dụng cho 60 lần phóng vào năm ngoái. Tên lửa này đã trở nên quan trọng với trương chính không gian của Mỹ.
Nỗ lực mới nhất có thể gặp phải rủi ro, Musk đã cảnh báo trước. Khả năng cháy có thể phá huỷ cơ sở phóng ở nam Texas của công ty, khả năng nữa là hoãn những lịch phóng trong tương lai. Thành công, theo công ty, sẽ được đo đếm bởi những thứ họ học được để giúp cải thiện tên lửa khổng lồ, cuối cùng đạt được tham vọng của Musk là đưa người lên sao Hoả và sau đó là đưa hàng hoá lên không gian.
“Hy vọng hàng đầu của tôi là xin số phận có thể mỉm cười với chúng tôi và có thể rời bệ phóng trước khi có điều gì đó không ổn xảy ra. Đó là tất cả những gì tôi yêu cầu”, Musk nói vài ngày trước khi phóng.
Khi thứ 5 đến, Starship đã làm được điều đó, tên lửa được phóng lên 24 dặm vào bầu trời trước khi phát nổ. Anand Mahindra – chủ tịch Mahindra sau đó nói rằng đóng góp quan trọng nhất của Musk cho hoạt động kinh doanh sẽ là “thái độ của ông với rủi ro”.
“Hầu hết sẽ bị nản chí bởi một thất bại như vậy”, Mahindra nói trên Twitter. “Tuy nhiên, khi xác định mỗi sáng kiến như là một trải nghiệm học hỏi thì dĩ nhiên, bạn sẽ mở rộng giới hạn hiểu biết và tiến bộ của mình”.
Chỉ vài giây sau khi Starship phát nổ, một video của SpaceX đã ghi lại cảnh Musk ngồi lặng lẽ trong phòng điều khiển và nở một nụ cười nhẹ.
Một vài giờ sau, ông tweet: “Thật là một ngày tuyệt vời”.
Nguồn: WSJ