vĐồng tin tức tài chính 365

Nổi lên trong chuỗi cung ứng, tiềm năng của Việt Nam đến đâu so với "ông lớn" bán dẫn số 1 thế giới?

2023-04-25 03:13
Nổi lên trong chuỗi cung ứng, tiềm năng của Việt Nam đến đâu so với "ông lớn" bán dẫn số 1 thế giới? - Ảnh 1.

Gần đây, Việt Nam đang nổi lên như một nhân tố đáng chú ý trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn, cung cấp một giải pháp thay thế khả thi cho Đài Loan (Trung Quốc), vốn là trung tâm sản xuất chất bán dẫn truyền thống.

Đài Loan hiện đứng đầu thế giới về sản xuất chất bán dẫn . Tổng giá trị của ngành công nghiệp chip tích hợp (IC) của hòn đảo này đạt 145,7 tỷ USD vào năm 2021, tương đương khoảng 15% GDP toàn đảo.

Tuy nhiên, việc phụ thuộc nhiều vào Đài Loan để sản xuất chip đã làm dấy lên lo ngại về sự tập trung quá mức, cũng như rủi ro địa chính trị có thể ảnh hưởng đến tính bền vững của ngành.

Các chuyên gia trong ngành đã xác định Việt Nam là một lựa chọn thay thế đầy hứa hẹn cho các dự án sản xuất chip trong tương lai. Ví dụ, các nhà cung cấp của nhà sản xuất chip Hà Lan ASML được cho là đang tìm kiếm các cơ hội đa dạng hóa hoạt động của họ ra khỏi Trung Quốc và sang Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là ứng cử viên hàng đầu.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất

Việt Nam đã và đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, bao gồm đường sá, bến cảng và sân bay, để hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn đang phát triển của mình. Chính phủ Việt Nam cũng đang tích cực thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực này, đưa ra các ưu đãi về thuế và lợi ích khác cho những công ty thành lập hoạt động tại Việt Nam.

Hơn nữa, các cơ sở tiên tiến hơn cho sản xuất chất bán dẫn đã và đang được xây dựng, với một số dự án mới đã được lên kế hoạch hoặc đang được xây dựng.

Một trong những nhà máy sản xuất chất bán dẫn lớn nhất tại Việt Nam là cơ sở Samsung Electronics tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi sản xuất nhiều loại sản phẩm, bao gồm chip bộ nhớ và màn hình.

Lực lượng lao động và đội ngũ tài năng

Ngoài ra, Việt Nam có chi phí sinh hoạt thấp hơn so với đảo Đài Loan, khiến chi phí thành lập nhà máy ở quốc gia Đông Nam Á rẻ hơn. Việt Nam cũng có một lượng lớn nhân công trẻ, có học thức và lành nghề, điều cần thiết cho ngành công nghiệp bán dẫn.

Việt Nam đã đầu tư hàng tỷ USD vào việc thành lập các trung tâm nghiên cứu và giáo dục để đào tạo công nhân nhằm thu hút các nhà sản xuất chip lớn.

Hơn 40% sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và đại học của Việt Nam chuyên về khoa học và kỹ thuật, chiếm một tỷ lệ đáng kể trong lực lượng lao động. Lợi thế nhân khẩu học này được phản ánh trong thứ hạng của Việt Nam trong số 10 quốc gia hàng đầu về số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật.

Việt Nam đã được hưởng lợi từ chi phí sinh hoạt thấp hơn và sự hiện diện của các tập đoàn đa quốc gia lớn trong ngành công nghiệp bán dẫn, cho phép Việt Nam thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Dòng công nhân lành nghề này đã giúp ngành phát triển và mở rộng nhanh chóng.

Trong khi đó, đảo Đài Loan tự hào có bề dày lịch sử trong ngành công nghiệp bán dẫn, với lực lượng lao động có tay nghề cao được phát triển trong nhiều năm.

Nổi lên trong chuỗi cung ứng, tiềm năng của Việt Nam đến đâu so với "ông lớn" bán dẫn số 1 thế giới? - Ảnh 2.

Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., Ltd, tập đoàn chuyên về chế tạo chất bán dẫn lớn nhất thế giới.

Hòn đảo này cũng có một hệ thống được thiết lập tốt để đào tạo và giáo dục các kỹ sư và kỹ thuật viên bán dẫn, đồng thời có truyền thống mạnh mẽ về đổi mới và tinh thần kinh doanh trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, điều này đi kèm với chi phí cao hơn, vì tiền lương ở Đài Loan cao hơn đáng kể so với ở Việt Nam.

Chính sách hỗ trợ của chính phủ

Cả Việt Nam và đảo Đài Loan đều đã thực hiện các chính sách và cung cấp hỗ trợ từ các cơ quan quản lý để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn.

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp khác nhau nhằm thu hút đầu tư và hỗ trợ sự phát triển của ngành này. Chẳng hạn, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này có thể được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước, hoặc giảm tới 50% tại các khu công nghệ cao tập trung.

Ngoài ra, doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian thuê.

Chính phủ Việt Nam tập trung vào chuyển đổi kỹ thuật số là động lực chính cho sự tăng trưởng và phát triển của ngành công nghiệp chip bán dẫn.

Chính phủ đã nhận ra tầm quan trọng của ngành này trong việc đạt được mục tiêu dài hạn là trở thành một nền kinh tế kỹ thuật số và đã thực hiện nhiều chính sách và sáng kiến khác nhau để đạt được mục tiêu đó.

Tương tự, giới chức Đài Loan đã đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp bán dẫn, công nhận đây là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế.

Đài Loan đã thiết lập các chính sách và chương trình nhằm phát triển ngành, chẳng hạn như kế hoạch đổi mới công nghiệp “5 cộng 2”, bao gồm dự án “Thung lũng Silicon Châu Á”.

Điều này nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp công nghệ cao trên đảo. Đài Loan cũng đã hỗ trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn thông qua các ưu đãi đầu tư, tín dụng thuế và hỗ trợ.

Đầu tư và tài trợ

Ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, Việt Nam đã thể hiện thiện chí đầu tư vào ngành và đã thực hiện các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.

Chính phủ Việt Nam đã thành lập nhiều quỹ khác nhau để hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Ví dụ, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) được thành lập để cung cấp kinh phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Việt Nam cũng có Vườn ươm CNTT Việt Nam - Hàn Quốc (VKII) để cung cấp vốn và hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Vị trí địa lý

Việt Nam có vị trí chiến lược ở trung tâm Đông Nam Á, là địa điểm lý tưởng cho các nhà sản xuất muốn thâm nhập thị trường chất bán dẫn đang phát triển nhanh của khu vực.

Vị trí địa lý của Việt Nam giúp đất nước dễ dàng tiếp cận các chuỗi cung ứng chất bán dẫn hàng đầu thế giới, chạy qua Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ngược lại, Đài Loan, một hòn đảo ở Thái Bình Dương, đòi hỏi chi phí vận chuyển và hậu cần đắt đỏ hơn để vận chuyển.

Hơn nữa, Việt Nam đã đầu tư đáng kể vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, chẳng hạn như cảng, đường cao tốc và sân bay, để cải thiện khả năng kết nối của các trung tâm sản xuất với phần còn lại của thế giới.

Nguyên liệu sản xuất chip

Về chuỗi cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất chip, các nhà sản xuất chip của Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ các nước khác.

Nổi lên trong chuỗi cung ứng, tiềm năng của Việt Nam đến đâu so với "ông lớn" bán dẫn số 1 thế giới? - Ảnh 3.

Chỉ có hai doanh nghiệp trong nước là Viettel và FPT tham gia vào khâu thiết kế chip, trong khi phần lớn các công ty làm công đoạn thiết kế, lắp ráp và kiểm tra vi mạch là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong khi đó, Đài Loan có chuỗi cung ứng tích hợp hơn được hình thành bởi các cụm công nghiệp xung quanh Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), nhà sản xuất chip lớn nhất của hòn đảo.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đạt được tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng chuỗi cung ứng nội địa cho ngành công nghiệp bán dẫn của mình. Chính phủ đã thực hiện các chính sách thu hút đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất chip, chẳng hạn như sản xuất linh kiện và vật liệu điện tử.

Ngoài ra, Việt Nam ký kết một số hiệp định thương mại tự do giúp giảm bớt rào cản thương mại và tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu nguyên liệu và hàng hóa cần thiết cho sản xuất chip.

Hơn nữa, Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu thô phong phú, chẳng hạn như cát silic và rất nhiều đất hiếm. Điều này mang lại lợi thế đặc biệt cho Việt Nam để phát triển chuỗi cung ứng tích hợp hơn.

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp Công nghệ cao Viettel và FPT Semiconductor đã bắt đầu tham gia sản xuất và thiết kế một số vi mạch dùng trong điện tử y tế và viễn thông. Khoảng 30 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tham gia vào các giai đoạn lắp ráp, thử nghiệm và thiết kế vi mạch.

Thách thức đối với các nhà sản xuất chip tại Đài Loan

Chip xử lý tiên tiến của TSMC rất đắt và với việc TSMC theo đuổi các quy trình sản xuất tiên tiến, chi phí sản xuất chip đã tăng lên nhanh chóng.

Vào năm 2020, TSMC báo cáo rằng chi tiêu vốn của họ sẽ tăng lên 28 tỷ đô la Mỹ vào năm 2021, với 80% được sử dụng cho nghiên cứu và phát triển các quy trình sản xuất tiên tiến. Điều này để lại ít kinh phí hơn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tuyển dụng nhân tài.

Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài hiện đang nắm giữ hơn 80% cổ phần của TSMC. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyền tự chủ và ra quyết định của công ty, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ kinh tế và thương mại quốc tế căng thẳng.

Thách thức cho các nhà sản xuất chip tại Việt Nam

Theo Giám đốc Quốc gia Dezan Shira and Associates Filippo Bortoletti, Việt Nam phải đối mặt với một số thách thức khi phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Việt Nam hiện chủ yếu tham gia vào lĩnh vực thử nghiệm và đóng gói có tỷ suất lợi nhuận thấp của ngành công nghiệp bán dẫn. Điều này có thể hạn chế khả năng gia nhập chuỗi giá trị để tham gia vào lĩnh vực sản xuất và thiết kế chất bán dẫn, lĩnh vực đòi hỏi cơ sở hạ tầng sản xuất và lao động chuyên môn hóa.

Nhưng ông Bortoletti nói rằng Việt Nam vẫn có tiềm năng trở thành một trung tâm sản xuất chất bán dẫn. Ông nói rằng điều này sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chính phủ dành cho các doanh nhân và các điều kiện kinh tế vĩ mô toàn cầu thuận lợi có ảnh hưởng và định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam rẻ hơn, Đài Loan kinh nghiệm hơn

Đài Loan đã dẫn đầu thế giới về sản xuất chip trong một thời gian dài nhưng có những dấu hiệu cho thấy sự thay đổi đang diễn ra.

Khi căng thẳng thương mại gia tăng giữa Trung Quốc và các thị trường trọng điểm và các nhà sản xuất chip lớn đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ, các giải pháp thay thế hiện đang được tìm kiếm và xét cho cùng, Việt Nam là một lựa chọn tuyệt vời.

Với chi phí lao động thấp, sự hỗ trợ của chính phủ và vị trí chiến lược, Việt Nam có vị trí thuận lợi để hỗ trợ các nhà sản xuất chip đang tìm cách đa dạng hóa thị trường Đông Nam Á một cách rộng rãi hơn.

Xem thêm: nhc.855856191424032881-ioig-eht-1-os-nad-nab-nol-gno-iov-os-uad-ned-man-teiv-auc-gnan-meit-gnu-gnuc-iouhc-gnort-nel-ion/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nổi lên trong chuỗi cung ứng, tiềm năng của Việt Nam đến đâu so với "ông lớn" bán dẫn số 1 thế giới?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools