vĐồng tin tức tài chính 365

Bộ trưởng Công Thương: Xuất khẩu đang trong cuộc đua không cân sức

2023-04-26 03:09

Hiện nay, nhiều nước phát triển đã đặt ra các tiêu chuẩn cao trong nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, như đảm bảo chuyển đổi năng lượng xanh - sạch; sản xuất carbon thấp.

"Những chính sách mới nghe rất nhân văn nhưng đây là luật chơi mới trong cuộc đua không cân sức. Họ đã đi trước chúng ta xa và có điều kiện hơn rất nhiều", Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nói tại hội nghị ngày 25/4 về tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại hội nghị sáng 25/4. Ảnh: Moit

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại hội nghị sáng 25/4. Ảnh: Moit

Vừa qua, kết quả xuất nhập khẩu giảm ở cả khu vực doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - FDI. Theo Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu trong quý I, giảm 11,8% so với cùng kỳ (đạt hơn 79 tỷ USD), còn nhập khẩu giảm hơn 15% (đạt gần 75 tỷ USD).

Nếu tính theo khu vực, các thị trường lớn như châu Mỹ, Á, Âu, hàng hoá từ Việt Nam xuất khẩu sang giảm lần lượt 19,4%, 7,3% và 9,7%.

Trong quý I, xuất khẩu của nhiều ngành hàng chủ lực như điện tử, máy tính, điện thoại, linh kiện, dệt may cũng đều đi xuống.

Bộ Công Thương đánh giá nguyên nhân sản xuất, xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước là do yếu tố thị trường xuất khẩu, các ngành hàng đều gặp khó khăn khi lạm phát cao, sức mua kém, đặc biệt với hàng tiêu dùng không thiết yếu. Nhiều nước áp dụng điều tra phòng vệ thương mại. Ngoài ra, chi phí nguyên liệu vật tư đầu vào tăng cao trong khi mức giá xuất khẩu không tăng làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất cầm chừng tránh rủi ro.

"Nếu chúng ta không kịp thời tìm những giải pháp để tháo gỡ thì khó có thể đạt được mục tiêu cho năm nay và cho cả chu kỳ 5 năm, 10 năm sau", Bộ trưởng nói.

Đại diện cho doanh nghiệp dệt may, ông Trần Như Tùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đề xuất trước mắt cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu. "Chúng ta cần tập trung vào các nước trong khối CPTPP, EU, nơi Việt Nam có những hiệp định thương mại song phương", ông nói.

Ông cũng đề nghị có gói vay lãi suất ưu đãi 0% để trả lương cho người lao động, giúp doanh nghiệp giảm áp lực tài chính, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Gói này giống gói vay mà Ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện trong giai đoạn Covid-19.

Gói vay mới sẽ áp dụng cho doanh nghiệp có phương án trả nợ tốt; đã chấp hành đúng và đã hoàn trả xong khoản vay trước đó. "Gói đợt này cũng có thể nâng lên 6 tháng lương cơ bản thay vì 3 tháng lương như vừa qua vì sự khó khăn bây giờ không khác so với thời dịch bệnh", ông nói thêm.

Còn về dài hạn, ông Tùng cho rằng Chính phủ cần hỗ trợ để các doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh (giảm chất thải, sử dụng năng lượng tái tạo), chuyển đổi số để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Với ngành thủy sản, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - cho biết trong quý I, giá trị xuất khẩu hàng hoá giảm 27,5%, tương đương với thời điểm Covid-19 bùng phát nặng nhất. Ngành tiếp tục dự báo đối diện với nhiều khó khăn khi các thị trường xuất khẩu chính (Mỹ, châu Âu, Nhật Bản) đều suy giảm mạnh.

Ông đề xuất, cần giảm lãi suất vay USD để dòng tiền của doanh nghiệp không bị nghẽn. Hiện doanh nghiệp tuy không có nguồn tiền vẫn phải duy trì mua nguyên liệu. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có gói tín dụng khoảng 10.000 tỷ đồng lãi suất thấp để phục vụ thu mua nguyên liệu, kích thích tâm lý, để nông ngư dân duy trì việc sản xuất.

Còn ông Nguyễn Đình Tùng, Phó chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước có thể coi sản phẩm trồng trên đất là tài sản để được thế chấp, vay vốn.

Đức Minh

Xem thêm: lmth.8108954-cus-nac-gnohk-aud-couc-gnort-gnad-uahk-taux-gnouht-gnoc-gnourt-ob/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bộ trưởng Công Thương: Xuất khẩu đang trong cuộc đua không cân sức”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools