vĐồng tin tức tài chính 365

Châu Á phải loại bỏ than nhanh hơn để ngăn chặn thảm họa khí hậu tồi tệ nhất

2023-04-29 10:30

Ông David Raitzer, nhà kinh tế của Ngân hàng ADB và là một trong những tác giả của báo cáo cho biết sự phát triển kinh tế của châu lục đang bị ảnh hưởng từ việc sử dụng lượng carbon cao hơn mức trung bình của thế giới. Ông David Raitzer kêu gọi hành động nhanh chóng thúc đẩy chuyển đổi năng lượng sạch để mang lại lợi ích lớn hơn và chi phí thấp hơn.

Châu Á phải loại bỏ than nhanh hơn để ngăn chặn thảm họa khí hậu tồi tệ nhất - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AP

"Hành động đầy tham vọng về biến đổi khí hậu với các chính sách được thiết kế tốt nhất có thể mang lại kết quả to lớn", ông David Raitzer nhấn mạnh.

Theo báo cáo, một số quốc gia đang phát triển các nhà máy nhiệt điện than mới ở châu Á – với khoảng 94% tổng số nhà máy nhiệt điện than- lên kế hoạch hoặc công bố trên toàn cầu. Theo các nghiên cứu trước đây, ngay cả khi Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia chiếm 1/3 tổng lượng khí thải làm nóng hành tinh vào năm 2019 thì những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thời tiết khắc nghiệt trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ này vẫn là ở châu Á. Ước tính có tới 1,5 nghìn tỷ USD tổn thất và thiệt hại về tài sản đã được ghi nhận trong khu vực vào thời điểm đó, cụ thể là trận lũ lụt chưa từng có ở Pakistan đã ảnh hưởng đến 33 triệu người vào năm ngoái.

Báo cáo thống kê 346.000 người dân có thể được cứu sống vào năm 2030 nếu các nước đang phát triển ở châu Á đạt được mục tiêu chuyển sang sử dụng năng lượng sạch, dẫn đến giảm ô nhiễm không khí. Và dự kiến các lợi ích kinh tế và xã hội sẽ thu về gấp 5 lần chi phí do tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, khoản đầu tư vào năng lượng sạch vẫn còn thiếu. Các nước đang phát triển ở châu Á đã chi 116 tỷ đô la vào năm 2021 để trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch — nhiều hơn nhiều so với trợ cấp cho năng lượng tái tạo. Chuyên gia Raitzer cho biết sự phối hợp quốc tế là cần thiết để thay đổi điều đó.

"Để giảm lượng khí thải một cách hiệu quả, cần phải loại bỏ các khoản trợ cấp sai lầm cho nhiên liệu hóa thạch hiện đang tồn tại và không nên sản xuất thêm than mới", ông Raitzer nhận định.

Và nhiều chuyên gia năng lượng khác cũng đồng tình với điều này.

"Hầu hết quá trình phát triển kinh tế ở châu Á có liên quan đến các hệ thống nhiên liệu hóa thạch, điều này trở thành một vấn đề lớn trong hầu hết một thập kỷ", Swati D'Souza, một nhà phân tích năng lượng tại Viện Năng lượng, Kinh tế và Phân tích Tài chính, người đã nghiên cứu quá trình chuyển đổi năng lượng của châu Á cho biết.

Bà D'Souza cho rằng nên tránh đầu tư mới vào nhiên liệu hóa thạch.

"Chúng sẽ trở thành tài sản bị mắc kẹt. Trong khi đó, chi phí xử lý đặt áp lực lên chính phủ, cộng đồng và người dân địa phương", bà D'Souza nói.

Hạn chế mục tiêu nhiệt độ toàn cầu vượt ngưỡng 2 độ C

Báo cáo cũng cho biết khoản đầu tư trung bình hàng năm là 707 tỷ đô la được xem là cần thiết hơn ở các quốc gia này để giữ cho nhiệt độ toàn cầu không tăng vượt quá 2 độ C (3,6 độ F) – mục tiêu theo đúng Hiệp định Paris để tránh các tác động xấu do biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, báo cáo cũng khuyến nghị giảm trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch, định giá phát thải khí nhà kính và cung cấp nhiều ưu đãi chính sách hơn cho năng lượng sạch. Mức định giá 70 đô la/tấn carbon dioxide tương đương vào năm 2030 và 153 đô la/ tấn carbon vào năm 2050 sẽ giúp nhanh chóng đạt được các mục tiêu phát thải bằng 0.

Định giá carbon có thể có nhiều hình thức, nhưng nhìn chung cũng là một cách để khiến các công ty hoặc chính phủ phải trả chi phí tiềm ẩn do biến đổi khí hậu — nắng nóng, mưa trái mùa, ảnh hưởng sức khỏe — trở nên tồi tệ hơn do khí thải.

"Nếu chờ đợi đến sau năm 2030 để giảm mạnh lượng khí thải sẽ không mang lại lợi ích tốt nhất cho khu vực hoặc thế giới. Một nhóm các nhà khoa học khí hậu quốc tế kết luận rằng hạn hán đang diễn ra ở Đông Phi đã trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Trong báo cáo ngày 27/4 đến từ tổ chức World Weather Attribution nhằm xác định hiện tượng thời tiết cực đoan có bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu hay không, 19 nhà khoa học từ 7 quốc gia đã đánh giá mức độ biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến lượng mưa trong khu vực. Ông Joyce Kimutai, nhà khí tượng học chính tại Cục Khí tượng Kenya cho biết biến đổi khí hậu đã gây ra lượng mưa thấp trong khu vực và hạn hán trở nên khác biệt.

Các nhà khoa học cũng phân tích dữ liệu thời tiết lịch sử, bao gồm những thay đổi trong hai kiểu mưa chính trong khu vực theo mô phỏng mô hình máy tính có từ những năm 1800. Họ phát hiện ra rằng mùa mưa kéo dài - từ tháng 3 đến tháng 5 trở nên khô hơn và ngắn hơn – trong khi từ tháng 10 đến tháng 12 trở nên ẩm ướt hơn do biến đổi khí hậu. Báo cáo cũng cho rằng "sự gia tăng mạnh mẽ" lượng bốc hơi từ đất và thực vật do nhiệt độ cao hơn đã làm trầm trọng thêm mức độ nghiêm trọng của hạn hán. Các nhà khoa học gọi trải nghiệm hạn hán của khu vực lần này là "độc nhất vô nhị"./.

Xem thêm: nhc.495514112824032881-tahn-et-iot-uah-ihk-aoh-maht-nahc-nagn-ed-noh-hnahn-naht-ob-iaol-iahp-a-uahc/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Châu Á phải loại bỏ than nhanh hơn để ngăn chặn thảm họa khí hậu tồi tệ nhất”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools