vĐồng tin tức tài chính 365

Vụ án Trương Mỹ Lan: Viện kiểm sát đối đáp 8 nhóm vấn đề chính

2024-04-01 11:47

Ngày 1.4, Viện KSND TP.HCM (Viện kiểm sát) đối đáp trở lại quan điểm bào chữa của luật sư, tự bào chữa bổ sung của bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo; người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, người liên quan trong vụ án sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Vụ án Trương Mỹ Lan: Viện kiểm sát đối đáp 8 nhóm vấn đề chính- Ảnh 1.

Tổ kiểm sát viên sẽ đối đáp 8 nhóm vấn đề các luật sư và bị cáo đặt ra trong quá trình bào chữa, bảo vệ quyền lợi

THANH NIÊN

Đại diện Tổ kiểm sát viên giữ quyền công tố tại tòa, trình bày rất đồng tình quan điểm của luật sư Phan Trung Hoài, khi luật sư nói rằng "ở đâu có hoạt động tố tụng thì ở đó có hoạt động gỡ tội". Bởi, ngoài việc buộc tội thì Viện kiểm sát còn gỡ tội bằng cách tìm các tình tiết giảm nhẹ, suy đoán vô tội và trên nguyên tắc có lợi cho các bị cáo.

Ngoài ra, Tổ kiểm viên nêu sẽ tiếp nhận toàn bộ ý kiến của luật sư, nghiên cứu và đánh giá toàn bộ trong quá trình giải quyết vụ án. Qua đó, Viện kiểm sát sẽ chia thành nhóm vấn đề để đối đáp lại các luật sư và bị cáo. 

Nhóm đánh giá hậu quả thiệt hại vụ án. Luật sư cho rằng, cơ quan tố tụng cần trưng cầu định giá trong tố tụng hình sự về hậu quả vụ án. Theo Viện kiểm sát, điều 85, điều 88 bộ luật Tố tụng hình sự quy định, việc định giá trong tố tụng hình sự không phải là yêu cầu bắt buộc, và cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp khác. Trong vụ án này, Viện kiểm sát không căn cứ vào giám định lại của Công ty thẩm định giá Hoàng Quân, mà căn cứ vào lời khai, chứng cứ trong hồ sơ vụ án để xác định thiệt hại là hơn 667.000 tỉ đồng.

Vụ án Trương Mỹ Lan: Viện kiểm sát đối đáp 8 nhóm vấn đề chính- Ảnh 2.

Bị cáo Trương Mỹ Lan khá mệt sau 4 tuần xét xử vụ án

THẢO NHÂN

Tuy nhiên, SCB đang quản lý nhiều tài sản đảm bảo của Trương Mỹ Lan để đảm bảo thu hồi thiệt hại, nên đảm bảo nguyên tắc có lợi cho bị cáo, loại trừ một phần hậu quả của các bị cáo khi xem xét trách nhiệm hình sự từng bị cáo, Viện kiểm sát lấy tổng thiệt hại trừ đi tài sản đảm bảo.

Đối với đề nghị của luật sư, thiệt hại cần tính theo phương pháp dư nợ trừ đi giá trị tài sản đảm bảo của mỗi khoản vay. Viện kiểm sát nêu, phương pháp này chỉ áp dụng với hoạt động tín dụng thông thường, khi phát sinh tranh chấp thì áp dụng. Nhưng với vụ án này, bản chất hợp đồng tín dụng là chiếm đoạt tiền của SCB, việc đưa tài sản đảm bảo vào từng khoản vay chỉ là thủ đoạn của hành vi phạm tội, sau đó các tài sản đảm bảo này có thể rút ra, đưa vào liên tục theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.

Về quan điểm của luật sư, ngân hàng cần miễn lãi cho các bị cáo. Theo Viện kiểm sát, từ hành vi phạm tội của các bị cáo, SCB ghánh chịu khoản nợ đặc biệt với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để SCB có tiền gốc là lãi trả cho khách hàng. Vì vậy, cáo trạng buộc các bị cáo trả nợ gốc và lãi là phù hợp.

Nhóm vấn đề áp dụng 2 tội danh "vi phạm quy định cho vay trong hoạt động tính dụng" và "tham ô tài sản" với bị cáo Trương Mỹ Lan. Luật sư cho hay, hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan trong suốt 10 năm (từ 1.1.2012 đến khi khởi tố tháng 10.2022) là tương tự, cùng phương thức phạm tội, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, truy tố Lan 2 tội danh là làm nặng tình trạng của bị cáo.

Đối đáp, Viện kiểm sát nêu hành vi phạm tội của bị cáo Lan về bản chất là chiếm đoạt tiền của SCB. Theo điều 8 bộ luật Hình sự "tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội". Vì vậy, hành vi của Trương Mỹ Lan và đồng phạm trong suốt 10 năm được chia thành 2 giai đoạn. Tức, hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 1.1.2018, xử lý theo điều khoản tương ứng là điều 179 "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".

Bên cạnh đó, theo Viện kiểm sát, giai đoạn từ 1.1.2018, bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định tội danh tham ô tài sản với doanh nghiệp ngoài nhà nước, và sau đó có quy định hướng dẫn hành vi phạm tội thực hiện từ 0 giờ ngày 1.1.2018, sẽ xử lý theo bộ luật Hình sự mới, vì vậy hành vi của Lan và đồng phạm xảy ra từ 0 giờ ngày 1.1.2018 đã phạm vào tội tham ô tài sản.

Vụ án Trương Mỹ Lan: Viện kiểm sát đối đáp 8 nhóm vấn đề chính- Ảnh 3.

Viện kiểm sát khẳng định Trương Mỹ Lan là chủ thể của tội tham ô tài sản

THANH NIÊN

Nhóm vấn đề Trương Mỹ Lan không thừa nhận chi phối, điều hành SCB để tham ô tài sản. Luật sư cho rằng, Trương Mỹ Lan không phải là chủ thể của tội tham ô tài sản, bởi Hội đồng quản trị (HĐQT) mới quyết định mọi hoạt động của SCB. 

Đối đáp, Viện kiểm sát nói HĐQT mới quyết định mọi hoạt động của SCB là không đúng luật Doanh nghiệp, luật Các tổ chức tín dụng và các tài liệu, chứng cứ, kết quả thẩm tra công khai tại phiên tòa.

Cáo trạng của Viện kiểm sát kết luận Trương Mỹ Lan chi phối, điều hành mọi hoạt động của SCB, dựa vào chứng cứ: tài liệu điều tra khẳng định Trương Mỹ Lan thâu tóm, sở hữu, chi phối, có quyền quyết định đối với toàn bộ cổ phần chiếm tới trên 91,5%.

Đồng thời, lời khai của bị cáo Tạ Chiêu Trung, thể hiện Trương Mỹ Lan giao Tạ Chiêu Trung theo dõi cổ phần của SCB thuộc sở hữu và liên quan đến bị cáo Trương Mỹ Lan từ thời điểm hợp nhất đến khi khởi tố vụ án, mọi biến động cổ phần SCB phải theo chỉ đạo của SCB. Tiền mua cổ phần Tạ Chiêu Trung lấy từ Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát. 

Thanh Niên tiếp tục cập nhật 

Xem thêm: mth.74700401104042581-hnihc-ed-nav-mohn-8-pad-iod-tas-meik-neiv-nal-ym-gnourt-na-uv/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vụ án Trương Mỹ Lan: Viện kiểm sát đối đáp 8 nhóm vấn đề chính”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools