vĐồng tin tức tài chính 365

Án Nước ngoài-Luật Việt Nam: "Bà trùm" hoa hậu đối diện lệnh bắt giữ?

2024-04-01 12:07

Án Nước ngoài:

Xôn xao thông tin trùm hoa hậu tham ô

Cụ thể, truyền thông quốc tế đang rất xôn xao với thông tin bà trùm hoa hậu, tỷ phú chuyển giới Thái Lan đang phải đối diện lệnh bắt tạm giam vì tham ô.

Theo đó, thông tin từ tờ Bangkok Insight, Tập đoàn JKN của nữ tỷ phú Anne Jakrajutatip bị Tập đoàn TCG Social Media kiện vì tham ô đang là chủ đề khiến dân tình bàn tán xôn xao.

Bà Anne cùng 4 Giám đốc công ty cùng bị cáo buộc về việc chuyển tài sản khỏi nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Nước giải khát MN mà không thông báo cho TCG Social Media.

Pháp luật - Án Nước ngoài-Luật Việt Nam: 'Bà trùm' hoa hậu đối diện lệnh bắt giữ?

“Bà trùm” hoa hậu có thể bị bắt tạm giam

Theo truyền thông Thái Lan, cơ quan điều tra đã 2 lần triệu tập bà Anne lên làm việc. Lệnh triệu tập lần 2 dự kiến vào ngày 29/2, tuy nhiên Công ty JKN của bà Anne đã cử đại diện đến yêu cầu hoãn phiên tòa.

Việc hoãn phiên tòa đã được ấn định vào ngày 19/3, tuy nhiên bà Anne và 4 Giám đốc vẫn không xuất hiện tại tòa. Do đó, cảnh sát tỉnh Kabinburi đã xem xét việc ra lệnh bắt giữ các bị cáo gồm bà Anne và 4 Giám đốc khác của công ty JKN.

TCJ Social Media Group và JKN Global Group đã đồng ý hợp tác dự án Miss Universe Coin với kế hoạch phát hành số lượng tiền coin trị giá 50 tỷ bath. Tuy nhiên khi dự án chuẩn bị triển khai, phía bà Anne đã đưa thông tin Miss Universe Coin là lừa đảo khuyến cáo mọi người không mua sản phẩm này.

Năm 2015, Công ty IMG mua lại Miss Universe từ tay tỷ phú Donald Trump. Vài năm gần đây, cuộc thi Miss Universe thay đổi các tiêu chí, nhưng tỉ suất người xem liên tục giảm qua từng năm. Theo nguồn tin của NPR, IMG sang nhượng bản quyền Miss Universe cho nữ tỷ phú Anne Jakapong Jakrajutatip với giá 20 triệu USD.

Suốt thời gian qua, tin đồn bà trùm hoa hậu, nữ tỷ phú Anne Jakrajutatip vướng nợ nần cũng gây xôn xao dư luận.

Luật Việt Nam:

Khi nào áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự?

Theo khoản 1 Điều 109 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 của nước CHXHCN Việt Nam, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khi để kịp thời ngăn chặn tội phạm; Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án.

Pháp luật - Án Nước ngoài-Luật Việt Nam: 'Bà trùm' hoa hậu đối diện lệnh bắt giữ? (Hình 2).

ảnh minh họa

Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp; Bắt người; Tạm giữ; Tạm giam; Bảo lĩnh; Đặt tiền để bảo đảm; Cấm đi khỏi nơi cư trú; Tạm hoãn xuất cảnh.

Trong đó, biện pháp ngăn chặn tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn các cơ quan tiến hành tố tụng được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án có ý nghĩa quan trọng để ngăn chặn tội phạm, bảo đảm cho các hoạt động của các cơ quan được thuận lợi, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp: + Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; + Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; + Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;  + Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; + Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp: + Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; + Tiếp tục phạm tội; + Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này; + Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Theo truyền thông Thái Lan, cơ quan điều tra đã 2 lần triệu tập bà Anne lên làm việc tuy nhiên bà Anne và 4 Giám đốc vẫn không xuất hiện tại tòa. Do đó, cảnh sát tỉnh Kabinburi đã xem xét việc ra lệnh bắt giữ các bị cáo gồm bà Anne và 4 Giám đốc khác của Công ty JKN.

Chiếu theo quy định trên, trong trường hợp bà Anne và 4 Giám đốc khác của Công ty JKN (đã được xác định là bị cáo trong vụ án) có dấu hiệu trốn tránh lệnh triệu tập của cơ quan chức năng thì cơ quan tiến hành tố tụng có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tạm giam để giải quyết vụ án.

Trước khi áp dụng biện pháp tạm giam, các cơ quan tiến hành tố tụng luôn phải xem xét sự cần thiết của việc tạm giam. Trong trường hợp không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp tạm giam nữa thì có thể hủy bỏ hoặc thay thế bằng một biện pháp ít nghiêm khắc hơn như đã nêu ở trên.

Ánh Dương (Thực hiện)

Xem thêm: lmth.594656a-uig-tab-hnel-neid-iod-uah-aoh-murt-ab-man-teiv-taul-iaogn-coun-na/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Án Nước ngoài-Luật Việt Nam: "Bà trùm" hoa hậu đối diện lệnh bắt giữ?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools