vĐồng tin tức tài chính 365

Thực hư chuyện Trương Mỹ Lan cho mượn tài sản tái cơ cấu SCB?

2024-04-01 16:39

Sáng 1.4, ở phần tranh luận, Viện KSND TP.HCM (Viện kiểm sát) đã đối đáp lại quan điểm của luật sư và bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), khi bị cáo Lan trình bày chỉ cho mượn tài sản để tái cơ cấu SCB sau hợp nhất và thực hiện phương án, đề án tái cơ cấu đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt.
Thực hư chuyện Trương Mỹ Lan cho mượn tài sản tái cơ cấu SCB?- Ảnh 1.

Bị cáo Trương Mỹ Lan chiều 1.4

THẢO NHÂN

Cụ thể, đối với ý kiến của các luật sư bào chữa cho Trương Mỹ Lan trình bày, trước 1.1.2018, Trương Mỹ Lan đưa tài sản vào để tái cơ cấu nợ cũ, là người có công với SCB; Trương Mỹ Lan chỉ cho mượn tài sản chứ không sai phạm; luật sư của các bị cáo khác trình bày, các khoản vay theo 5 phương án, đề án đã được NHNN phê duyệt, tiền không ra khỏi ngân hàng, thực tế là cho vay để đảo nợ nhưng được cho phép tái cơ cấu. Do đó, hành vi của các bị cáo cần được xem xét giảm nhẹ.

Đối đáp, Viện kiểm sát nêu ngoài các khoản vay theo 5 phương án, đề án thì SCB đã lập nhiều hồ sơ vay vốn khống khác, hợp thức để Trương Mỹ Lan rút tiền sử dụng trái mục đích phương án vay; không quản lý khách hàng, dòng tiền sau vay để thu nợ.

Riêng đối với các khoản vay thuộc 5 phương án, các bị cáo đã không thực hiện đúng phê duyệt, chỉ đạo của NHNN. Các kết luận thanh tra đã chỉ rõ: lập phương án cho vay khống, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không quản lý dòng tiền sau vay, không thực hiện trả hết nợ cũ và nợ mới theo đề án, phương án tái cơ cấu.

Lấy ví dụ, kiểm sát viên nêu Trương Mỹ Lan lấy tài sản Times Square để vay trước hợp nhất; sau hợp nhất tiếp tục cho vay theo phương án để tất toán nợ cũ và phải có phương án đảm bảo thu được nợ mới phát sinh nhưng đến nay chưa tất toán được hết nợ cũ, nợ mới.

Đối với việc Trương Mỹ Lan có cho SCB mượn tài sản không, Trương Mỹ Lan có bị thiệt hại như bị cáo nói hay không, Viện kiểm sát phân tích trên cơ sở nghiên cứu toàn bộ hồ sơ tín dụng, các chứng từ rút nộp tiền, báo cáo, tờ trình của SCB về 5 phương án, dự án, các văn bản phê duyệt của NHNN có đủ căn cứ xác định Trương Mỹ Lan không cho SCB mượn tài sản mà dùng thủ đoạn đưa tài sản vào để tạo lập khoản vay mới, trả nợ cho các khoản nợ cũ của chính bị cáo và đối tượng liên quan đến bị cáo tại SCB, Ngân hàng Tín Nghĩa từ trước khi hợp nhất.

Cụ thể, khi thực hiện theo phương án của NHNN, Trương Mỹ Lan đưa 5 tài sản là tòa nhà Windsor Plaza, dự án 289 Trần Hưng Đạo, dự án khu 5-2, dự án Times Square, dự án Chợ Vải vào để xử lý các khoản nợ phát sinh trước hợp nhất, SCB bán tài sản cho Công ty cổ phần đầu tư An Đông, Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát bằng tiền cho vay mới; hoán đổi, xuất tài sản trả cho khách hàng theo phương án thì chủ yếu là các tài sản theo kết luận điều tra được xác định có liên quan đến Trương Mỹ Lan và hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.

Thực tế, bị cáo Lan không hề thiệt hại gì khi đưa tài sản vào SCB vì khi đưa tài sản vào để tái cơ cấu theo 5 phương án thì SCB đã cho Trương Mỹ Lan lấy ra (rút ra, hoán đổi, mua lại bằng chính tiền giải ngân khoản vay theo phương án, dự án) số tài sản với giá trị 55.000 tỉ đồng.

Trong khi đó, số tiền SCB giải ngân thông qua phương án tái cơ cấu để trả cho các khoản nợ cũ là 57.000 tỉ đồng. Do đó các luật sư và Trương Mỹ Lan cho rằng bị cáo cho SCB mượn tài sản và bị thiệt hại là không có căn cứ.

Xem thêm: mth.411449451104042581-bcs-uac-oc-iat-nas-iat-noum-ohc-nal-ym-gnourt-neyuhc-uh-cuht/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thực hư chuyện Trương Mỹ Lan cho mượn tài sản tái cơ cấu SCB?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools