vĐồng tin tức tài chính 365

Cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo tư vấn du học

2024-04-02 10:54

Theo An Ninh Thế Giới, Cơ quan Công an đã bóc gỡ nhiều đường dây lừa đảo du học, ngoài ra cũng thường xuyên đăng thông tin cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng vẫn có những bậc cha mẹ chưa tìm hiểu kỹ đã đặt trọn niềm tin vào công ty, trung tâm môi giới du học “ma” dẫn đến tiền mất, nợ mang...

Với mong muốn sau này không phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, anh Giang ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã quyết định bán gần chục mẫu đất để có tiền chuẩn bị tìm đường cho cậu con trai đi du học sau khi tốt nghiệp lớp 12. Thay vì tìm đến những công ty, trung tâm có uy tín, cha con anh Giang lại lên mạng xã hội tìm hiểu và quyết định bắt xe xuống một quán cà phê trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP.Hồ Chí Minh gặp một người đàn ông tên Lăng để nhờ trợ giúp.

Để tạo lòng tin, sau chầu cà phê, người đàn ông tên Lăng đã đưa cha con anh Giang về một căn nhà ở quận Gò Vấp và được giới thiệu đây là văn phòng trung tâm tư vấn của mình. Sau đó Lăng còn mang cả xấp cataloque giới thiệu về một số trường danh tiếng của Anh, Mỹ, Úc, Canada, Nhật… đang tuyển sinh đưa cho cha con anh Giang xem rồi bảo: “Anh cứ cầm về nhà từ từ nghiên cứu, nếu có nguyện vọng thì alo rồi mình gặp nhau bàn tiếp…”. Nhìn căn nhà 4 tầng bề thế được bố trí bàn ghế văn phòng cùng tủ đựng đầy hồ sơ, phía trong cùng là phòng giám đốc bề thế khiến anh Giang không chút nghi ngờ và yên tâm ra về.

Sau khi bàn bạc với những người thân trong gia đình, anh Giang quay lại TP.Hồ Chí Minh gặp người đàn ông tên Lăng nhờ tư vấn. Tại buổi gặp mặt này, Lăng ra chiêu bằng cách liên tục dùng những lời lẽ hoa mỹ tô vẽ về một số trường đại học ở nước ngoài như trình độ giảng dạy mang tầm toàn cầu, bằng cấp có thể xin việc ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới khiến anh Giang như bị thôi miên trong ảo ảnh của một bức tranh màu nhiệm.

Nhận thấy đối phương đã thực sự rơi vào ma trận, lại biết anh Giang vừa bán rẫy, Lăng lập tức đưa ra thông báo về chi phí tư vấn, tiền làm hộ chiếu, visa, vé máy bay, học phí, tiền ăn ở cho toàn bộ 4 năm học, nếu chấp nhận thì đăng ký ngay trường và nộp tiền đặt cọc kẻo hết thời hạn. Nghĩ đã chọn được mặt để gửi vàng, anh Giang đã chọn một ngôi trường ở Úc rồi chuyển 200 triệu đồng tiền mặt cho Lăng để đặt cọc và cầm một tờ biên lai với dấu đỏ hình vuông.

Hai ngày sau, anh Giang cùng vợ tổ chức bữa tiệc mời những người thân trong gia đình và bạn bè đến dự để mừng cho con trai, nhưng chưa kịp hãnh diện thì một đứa cháu vừa đi du học ở Singapore trở về xin chú cho kiểm tra lại toàn bộ thông tin, giấy tờ và phát hiện không có hợp đồng được ký kết giữa hai bên, không có thông tin pháp lý của đơn vị tư vấn rồi khẳng định tấm biên lai thu tiền là giả do bọn lừa đảo tự in từ máy in màu. Không tin đó là sự thật, anh Giang lập tức gọi điện thoại cho người đàn ông tên Lăng, nhưng liên lạc nhiều lần vẫn chỉ nhận được câu trả lời từ nhà mạng: “Số máy này không tồn tại”.

Góc nhìn luật gia - Cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo tư vấn du học
Góc nhìn luật gia - Cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo tư vấn du học (Hình 2).

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hồ Chí Minh thực hiện lệnh bắt và khám xét nơi ở đối với Nguyễn Phương Thanh và đồng phạm.

Không chỉ lừa đảo du học thông qua mạng xã hội mà các đối tượng còn lừa chính những người là bạn bè, người quen. Trường hợp anh N.Đ.G ở quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội là một điển hình. Năm 2011, thông qua giới thiệu của một người bạn thân, anh N.Đ.G có gặp và quen biết với Nguyễn Phương Thanh, sinh năm 1988, ngụ quận 10, TP.Hồ Chí Minh và cả hai trở nên thân thiết hơn sau nhiều lần gặp mặt. Đến năm 2017, do yêu cầu của công việc, anh N.Đ.G muốn sang Hoa Kỳ du học. Trong thời gian tìm kiếm nhà tư vấn có uy tín, anh G có nói chuyện với Thanh và nhờ cô ta nếu có thân thiết với công ty tư vấn nào thì giới thiệu giúp.

Biết gia đình anh G. thuộc diện có điều kiện, hơn nữa anh này cũng thuộc dạng nhẹ dạ nên Thanh nổi lòng tham tính chuyện lừa gạt một mớ tiền rồi cao chạy xa bay. Để thực hiện âm mưu của mình, Thanh nói cho anh N.Đ.G là cô ta có mối quan hệ quen biết tại Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP Hồ Chí Minh và nhân vật này có khả năng giúp cho anh N.Đ.G được duyệt thủ tục đi du học trong thời gian ngắn nhất. Ngoài ra thỉnh thoảng khi anh G vào TP.Hồ Chí Minh, Thanh đều dắt đến quán cà phê bên hông Lãnh sự quán Mỹ, gặp gỡ vài người bạn mà sau đó Thanh cũng giới thiệu là nhân viên lãnh sự.

Sau thời gian dài, mẹ con anh N.Đ.G nhiều lần thực hiện lệnh chuyển tiền cho Thanh với tổng cộng là hơn 4,5 tỷ đồng và 153.000 USD nhưng vẫn không được cấp visa đi du học khiến anh G và mẹ rất nóng ruột. Lúc đầu gọi điện thoại thì Thanh bảo từ từ sẽ lo liệu xong, nhưng sau đó không nghe máy, tìm đến văn phòng, nơi ở thì Thanh tránh mặt. Biết mình bị lừa, anh N.Đ.G và bà T.T.T.B viết đơn tố cáo gửi Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hồ Chí Minh.

Góc nhìn luật gia - Cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo tư vấn du học (Hình 3).

Đối tượng Nguyễn Phương Thanh ký vào biên bản phạm tội.

 

Khi được mời lên làm việc, Thanh không hợp tác và liên tục quanh co chối tội hoặc trả lời không vào trọng tâm câu hỏi, sau đó thì lẩn trốn. Mặc dù không có sự hợp tác, nhưng Cơ quan Cảnh sát điều tra vẫn nhanh chóng xác minh, ghi lời khai những người có liên quan, trưng cầu giám định tài liệu thu giữ và đi đến kết luận Thanh không có mối quan hệ với Tổng Lãnh sự quán Mỹ, hoàn toàn không có chức năng, thẩm quyền, khả năng làm các thủ tục du học như đã hứa với anh N.Đ.G.
Hay trường hợp anh Nguyễn Văn Tứ, tỉnh Hà Nam, theo ANTV, gia đình có mong muốn cho con được đi du học tại Úc. Sau khi tìm hiểu về các chương trình học tại đất nước này, Anh đã tìm đến công ty tư vấn du học. 
Với yêu cầu của công ty, anh đã nộp 179.500 đồng để đặt cọc lệ phí…thế nhưng đến nay sau 3 năm chờ đợi, đến nay con anh Tứ vẫn chưa được đi du học.
Một nạn nhân chia sẻ: "Tôi đã nộp cọc lệ phí hơn 179 triệu đồng, giám đốc công ty cũng đưa tôi vào TP.HCM làm visa nhưng sau đó thì không nhận được visa. Tôi có yêu cầu trả lại cọc nhưng công ty lại nói chuyển hướng cho tôi đi xuất khẩu lao động. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa được đi từ năm 2019 đến nay... Công ty cũng chưa trả lại cọc cho tôi".

Góc nhìn luật gia - Cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo tư vấn du học (Hình 4).

Luật sư Đỗ Trúc Lâm - Giám đốc Hãng luật Lâm Trí Việt.

 

Theo luật sư Đỗ Trúc Lâm, Giám đốc Hãng luật Lâm Trí Việt, Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh, để tránh rơi vào cái bẫy lừa của kẻ xấu, khi muốn tìm nơi tư vấn cho con, em mình đi du học, người dân cần phải thực hiện các bước sau:

Yêu cầu Trung tâm cung cấp hồ sơ pháp lý như Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học. Tham khảo người thân, bạn bè, thông tin Internet,... lựa chọn trung tâm đã có uy tín lâu dài trên thị trường, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và tư vấn du học, đối tác liên kết với các trường học quốc tế nơi phụ huynh, học sinh đang hướng đến. Kiểm tra xem tỷ lệ thành công tổ chức đi du học của các trung tâm, để đánh giá thêm về chất lượng tư vấn.

Lưu ý khi ký hợp đồng với Trung tâm phải đảm bảo tất cả các điều khoản nội dung dịch vụ, lộ trình, chi phí,... thể hiện chi tiết trong hợp đồng. Lưu tâm điều khoản phạt hợp đồng như các trường hợp người học hủy ngang, nghỉ học giữa chừng; trường hợp học sinh trượt visa thì phía Trung tâm sẽ có các giải pháp hỗ trợ ra sao; các trường hợp Trung tâm phải hoàn tiền, mức hoàn tiền; thỏa thuận về trường hợp nếu không đảm bảo dịch vụ, lộ trình cam kết thì phụ huynh, người học có quyền chấm dứt hợp đồng và trung tâm phải trả lại toàn bộ phí dịch vụ. Ngoài ra, phụ huynh có thể đi cùng luật sư để đảm bảo hơn về pháp lý.

KHÁNH LINH (t/h)

Xem thêm: lmth.839656a-coh-ud-nav-ut-oad-aul-ort-ueihc-cac-iov-caig-hnac/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo tư vấn du học”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools